Đột quỵ do nhiệt là tình trạng xảy ra khi cơ thể bị quá nóng, thường là hậu quả do ở lâu hay tập thể lực căng thẳng ở nơi có nhiệt độ cao.
Nguyên nhân là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm với hoạt động quá tải của trung tâm điều hòa thân nhiệt.
BS.CKII Nguyễn Viết Hậu, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đối với cơ thể người, nhiệt độ lý tưởng nhất là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20 độ C đến 30 độ C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt là nhờ có hệ thống điều hòa thân nhiệt có trung tâm nằm ở vùng dưới đồi thị hoạt động cùng với các bộ phận khác như: Da, các tuyến mồ hôi và các mạch m.áu làm nóng, làm lạnh cơ thể bạn. Trung tâm này có chức năng giúp chúng ta thích nghi được với bất kỳ nhiệt độ nào, nhưng đến một ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá cơ thể không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm này.
Da có vai trò rất quan trọng trong điều hòa thân nhiệt vì lớp giữa của da (hay trung bì) tích lũy phần lớn nước của cơ thể. Khả năng điều chỉnh với sự thay đổi nhiệt độ cũng kém đi ở trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi), hoặc ở người già (70 tuổi) hay người có nhiều bệnh lý đi kèm. Và “cảm nắng” là từ gọi chung trong dân gian đối với tất cả các bệnh lý do thời tiết nắng nóng gây ra.
Thời tiết nắng nóng, nên tránh các hoạt động thể chất giữa trưa. Ảnh Minh họa: Pexels
Phát ban do nhiệt
Nguyên nhân gây phát ban là do tại những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao bên ngoài, các tuyến mồ hôi của da bị tắc và mồ hôi tiết ra không tới được bề mặt da để bay hơi, gây ra viêm da. Thường có biểu hiện là rất nhiều những nốt nhỏ nổi trên mặt da, màu đỏ, gây cảm giác như kim châm hay ngứa ở da.
Sau một thời gian sẽ phục hồi, không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bị ngứa nhiều có thể dùng các loại thuốc chống dị ứng thông thường, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, sau đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh và các triệu chứng sẽ biến mất. Ở đây, chúng ta cần phân biệt với bỏng. Bỏng là do chúng ta tiếp xúc ánh nắng lâu hơn các vùng da bị đỏ, sưng rộp, đau.
Làm việc ở đường băng Tân Sơn Nhất: Hàng chục năm tập quen với cái nóng 50 độ C
Chuột rút do nhiệt
Chuột rút thường xuất hiện ở những người lao động nặng hay những vận động viên phải tập luyện với cường độ cao. Trong khi cơ thể đang vận động và sinh nhiệt, gặp nhiệt độ môi trường cao sẽ dễ gây ra chuột rút do nhiệt.
Biểu hiện: Đau ở các cơ của thành bụng, đặc biệt ở các bắp đùi, cẳng chân. Các triệu chứng đau xuất hiện là do khi hoạt động nặng, các cơ phải làm việc liên tục đi kèm cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều, dẫn đến tình trạng co thắt cơ.
Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, nghỉ ngơi, di chuyển đến nơi thoáng mát, bù nước có muối khoáng. Lưu ý không sử dụng nước lọc vì không thể đáp ứng nhu cầu mất muối và nước của cơ thể. Nước có muối khoáng chẳng hạn như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường… Sau khi nghỉ ngơi, bù nước các triệu chứng sẽ tự giới hạn và sẽ biến mất.
Ngất xỉu do nhiệt
Ngất xỉu thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè, phải đi ngoài nắng, leo núi, di chuyển nhiều… từ đó gây ra tình trạng mất muối và nước. Đến một giai đoạn nào đó, việc mất muối và nước quá nhiều, nếu không bổ sung kịp thời sẽ làm cho khối lượng nước trong lòng mạch m.áu sụt giảm, tụt huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng m.áu đi lên não gây ngất.
Đi ngoài nắng nóng lâu có thể dẫn đến ngất xỉu. Ảnh Pexels
Vai trò sơ cứu người bị ngất xỉu rất quan trọng. Cho nạn nhân nằm đầu thấp, di chuyển đến nơi có không khí thoáng mát; nới rộng quần áo, bù nước có muối khoáng cho nạn nhân. Theo dõi khoảng 30 phút, nếu ổn định thì không cần phải đưa đến bệnh viện.
Kiệt sức do nhiệt
Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng mất muối và nước kéo dài hơn so với các tình huống trên. Nạn nhân tiết mồ hôi rất nhiều, có cảm giác ớn lạnh, da lạnh và ẩm ướt, mạch nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, chuột rút, mệt mỏi, ngất xỉu… Gặp tình trạng này, chúng ta tạm ngưng các hoạt động lúc đó, di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát thì cơ thể sẽ phục hồi dần. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng các loại khăn lạnh chườm vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch m.áu như trán, lưng, nách, bẹn… giúp cơ thể nạn nhân thải nhiệt nhanh hơn. Trong vòng từ 30 phút đến 1 giờ mà triệu chứng không được cải thiện (đau đầu, nôn ói, chóng mặt nhiều hơn…) thì nên đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Đột quỵ do nhiệt
BS Nguyễn Viết Hậu cho biết đột quỵ do nhiệt là tình trạng xảy ra khi cơ thể bị quá nóng, thường là hậu quả do ở lâu hay tập thể lực căng thẳng ở nơi có nhiệt độ cao. Nguyên nhân là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm với hoạt động quá tải của trung tâm điều hòa thân nhiệt. Là hình thái nặng nhất của các tai biến do nhiệt, xảy ra khi thân nhiệt lên tới 40 độ C hay cao hơn.
Đột quỵ do nhiệt có tỷ lệ t.ử v.ong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ gây tổn thương cho hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận và đặc biệt là hệ thần kinh với các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, buồn ói, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật và thậm chí hôn mê.
Khi thấy có triệu chứng của đột quỵ do nhiệt, chúng ta có thể sơ cứu như sau: Cho người bị nạn nằm đầu thấp, di chuyển ra khỏi vùng có nhiệt độ cao. Làm giảm nhiệt cho nạn nhân như dùng quạt hay ngâm người bị nạn trong nước mát vài phút. Dùng khăn sũng nước lạnh hay nước đá đắp vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch m.áu như trán, lưng, nách, bẹn… Đồng thời gọi điện thoại cho bộ phận cấp cứu để chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay.
Khác biệt giữa đột quỵ và kiệt sức do nắng nóng
Đột quỵ do nhiệt thường làm cho hệ thống điều hòa thân nhiệt bị hư hại khiến cơ thể không thể tiếp tục tiết mồ hôi nên da bị nóng và khô. Còn kiệt sức do nhiệt, cơ thể vẫn tiết được mồ hôi với khối lượng lớn nên da lạnh và ẩm ướt.
B.é t.rai 7 t.uổi bị đột quỵ
B.é t.rai ở Phú Thọ được đưa vào cấp cứu với biểu hiện yếu liệt chi, khó nói. Các bác sĩ phát hiện sọ não có tổn thương đột quỵ não.
Bệnh nhi H.Đ.H (7 t.uổi, trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói. Theo người nhà, 5 ngày trước khi vào viện, bé xuất hiện triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn ngắn, có tình trạng khó nói nhưng không sốt, không đau đầu, đại tiểu tiện tự chủ. Gia đình đưa bé tới khám tại Trung tâm y tế huyện, trẻ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không phát hiện bất thường nên được yêu cầu tiếp tục theo dõi tại nhà.
Tuy nhiên, trẻ liên tiếp xuất hiện cơn yếu liệt chi. Đến 18/2, tình trạng của bệnh nhi nặng hơn, gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ khám. Lúc này, trẻ khó thở nhiều phải thở oxy hỗ trợ, mệt mỏi, tứ chi yếu liệt, cơ lực còn 3/5, khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ, có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.
Bác sĩ Nguyễn Võ Lộc thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Trẻ nhanh chóng được chiếu chụp và phát hiện tổn thương phía trước cầu não. Kết hợp với các chuyên gia tại Hà Nội, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhồi m.áu nhu mô não – một dạng đột quỵ, cầu não và thân não.
Sau 20 ngày điều trị, trẻ đã đi lại được bình thường, nói rõ, ăn uống tốt, đại tiểu tiện tự chủ, không sốt, không nôn, không đau đầu. Trẻ được xuất viện và hẹn tái khám sau 2 tuần.
Bác sĩ nội trú Nguyễn Võ Lộc – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, cho biết nhồi m.áu não là căn bệnh nguy hiểm rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng rất nặng nề như: rối loạn ngôn ngữ, liệt chân tay, nửa người, liệt cả người, không tự chủ được vận động thông thường, mất kiểm soát đại tiểu tiện do không thể tự chủ.