Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi…

Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Mặc dù tiêm phòng cúm là một lá chắn mạnh mẽ chống lại bệnh cúm nhưng việc gặp phải các phản ứng tạm thời khi cơ thể tăng cường khả năng phòng vệ là điều bình thường. Những tác dụng phụ này thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng việc hiểu rõ những gì sẽ xảy ra có thể giúp ích cho bạn trong giai đoạn sau tiêm chủng.

1. Tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm

Virus trong vaccine phòng cúm bị bất hoạt, do đó bạn không thể bị cúm khi tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nhỏ có thể xảy ra như:

Đau nhức, tấy đỏ và/hoặc sưng tấy ở nơi tiêm

Nhức đầu nhẹ

Sốt nhẹ

Đau cơ

Buồn nôn

Mệt mỏi…

2. Tác dụng phụ khi sử dụng vaccine dạng xịt mũi phòng cúm

Ở t.rẻ e.m, tác dụng phụ của vaccine xịt mũi có thể bao gồm:

Sổ mũi

Khò khè

Đau đầu, đau cơ

Nôn

Sốt nhẹ…

Ở người lớn, tác dụng phụ của vaccine xịt mũi có thể bao gồm:

Sổ mũi

Đau đầu

Đau họng

Ho…

Sau tiêm phòng cúm, việc gặp phải các phản ứng tạm thời khi cơ thể tăng cường khả năng phòng vệ là điều bình thường.

Những phản ứng này là phản ứng tự nhiên của cơ thể với vaccine và là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang tích cực xây dựng khả năng bảo vệ chống lại bệnh cúm. Những tác dụng phụ tạm thời này thường xuất hiện trong vòng 1-2 ngày sau khi tiêm phòng cúm. Chúng thường giảm dần trong vòng một hoặc hai ngày và cơ thể sẽ trở lại bình thường.

Lưu ý, hiệu quả của vaccine cúm có thể khác nhau. Khả năng bảo vệ do vaccine cúm mang lại thay đổi theo từng mùa và phụ thuộc một phần vào độ t.uổi, tình trạng sức khỏe của người tiêm vaccine cũng như sự tương đồng hoặc “phù hợp” giữa virus trong vaccine và virus đang lưu hành.

Cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau, vì vậy thời điểm chính xác xuất hiện các triệu chứng sau khi tiêm phòng cúm cũng như cường độ của những phản ứng này có thể khác nhau đôi chút ở mỗi người.

3. Những điều cần làm sau khi tiêm phòng cúm

Nghỉ ngơi và cung cấp đủ nước hỗ trợ phản ứng của cơ thể

Nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước sau khi tiêm phòng cúm là những bước quan trọng để hỗ trợ phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nghỉ ngơi cho phép cơ thể tập trung năng lượng vào việc xây dựng khả năng miễn dịch, trong khi quá trình hydrat hóa đảm bảo hoạt động bình thường của các tế bào trong hệ thống miễn dịch. Đặt mục tiêu ngủ 7-8 giờ mỗi đêm và uống nhiều nước trong ngày (1,5-2 lít/ngày).

Vận động nhẹ nhàng

Sau khi tiêm phòng cúm, bạn nên tránh các hoạt động gắng sức trong 24-48 giờ đầu sau khi tiêm chủng. Tập thể dục cường độ cao có thể tạm thời gây căng thẳng cho cơ thể,làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức ở cánh tay hoặc các tác dụng phụ nhẹ khác.

Tập thể dục gắng sức sẽ kích hoạt giải phóng các phân tử gây viêm trong cơ thể, chúng có thể tạm thời cạnh tranh với phản ứng miễn dịch do vaccine khởi xướng. Điều này có thể dẫn đến tăng sự khó chịu hoặc trì hoãn sự phát triển khả năng miễn dịch đầy đủ.

Điều quan trọng cần nhớ là mọi người phản ứng khác nhau và một số cá nhân có thể ổn khi tiếp tục thói quen tập thể dục thường xuyên. Do đó, lắng nghe cơ thể mình và lựa chọn vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga nhẹ trong một hoặc hai ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng, có thể là một chiến lược hữu ích để giảm thiểu sự khó chịu và hỗ trợ phản ứng miễn dịch của bạn.

Tập trung vào các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Chú ý trong dùng thuốc và thực phẩm bổ sung

Việc dùng các loại thuốc thông thường mà bạn đã được kê đơn để điều trị các tình trạng sức khỏe đã có từ trước là hoàn toàn an toàn sau khi tiêm phòng cúm. Bạn nên tránh bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới nào mà không hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mắc các bệnh mạn tính hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Một số loại thuốc có thể tương tác với vaccine, có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine hoặc gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, một số chất bổ sung có thể chứa các thành phần có thể cản trở phản ứng miễn dịch.

Bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới nào sau khi tiêm phòng cúm, bạn có thể đảm bảo sự an toàn của mình và tối ưu hóa khả năng xây dựng khả năng miễn dịch chống lại bệnh cúm của cơ thể.

Tập trung vào chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Mặc dù không có hạn chế nghiêm ngặt về chế độ ăn uống sau khi tiêm phòng cúm, nhưng bạn nên tránh những đồ ăn vặt như khoai tây chiên hoặc bánh quy… Tập trung vào các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn không bị dị ứng với trứng, việc tiếp tục ăn chúng sau khi tiêm phòng cúm là hoàn toàn an toàn.

Hạn chế hoặc không uống rượu

Mặc dù uống một lượng rượu vừa phải sau khi tiêm phòng cúm không có khả năng gây ra tác hại đáng kể, nhưng trong một số nghiên cứu, việc uống quá nhiều rượu có liên quan đến việc làm suy yếu chức năng miễn dịch. Uống quá nhiều rượu có thể làm suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, có khả năng làm giảm khả năng phản ứng với vaccine và xây dựng khả năng miễn dịch hiệu quả của chúng.

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là mỗi người chuyển hóa rượu một cách khác nhau và tác động chính xác lên phản ứng miễn dịch của mỗi cá nhân có thể khác nhau.

Tuy nhiên, thực hành điều độ và hạn chế uống rượu trong khoảng thời gian tiêm phòng cúm có thể là một cách tiếp cận thận trọng để đảm bảo chức năng miễn dịch tối ưu.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Thời tiết giao mùa là lúc trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp, tái đi tái lại. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi họng cấp… Với t.rẻ e.m Việt Nam, trong 1 năm có thể mắc từ 6-8 bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên, nhất là các đối tượng dưới 1 t.uổi.

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên

Nếu trẻ có dấu hiệu lặp đi lặp lại viêm đường hô hấp trên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Ho

Sốt nhẹ

Hắt hơi sổ mũi

Không chịu ăn uống, kém ăn

Mệt mỏi, đau nhức người

Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, co giật cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Tuy nhiên, đây là bệnh lý dễ gây nhầm lẫn khiến cha mẹ xử lý không đúng cách cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất:

– Trẻ sốt cao, co giật. Sốt là phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ và co giật cha mẹ cần biết đây là cảnh báo nguy hiểm. Việc co giật lúc này rất khó để phân biệt giữa nguyên nhân sốt cao hay viêm màng não. Nếu để tình trạng co giật lặp đi lặp lại sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như rối loạn tâm thần phát triển, động kinh.

– Nôn liên tục.

– Dấu hiệu toàn thân: li bì, mệt khó đ.ánh thức, không chịu ăn uống.

– Trẻ sốt từ 3 ngày trở lên không có dấu hiệu giảm sốt.

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc viêm đường hô hấp trên của cha mẹ thường gặp là dùng lại đơn cũ, sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác, dùng kháng sinh quá sớm dẫn tới nhờn kháng sinh, lạm dụng corticoid gây hậu quả nghiêm trọng…

Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý triệu chứng.

Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh khi trẻ có những dấu hiệu viêm đường hô hấp trên và tập trung vào việc điều trị triệu chứng như:

– Trẻ sốt trên 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt.

– Trẻ bị tắc mũi hoặc sổ mũi dẫn đến việc quấy khóc, ít ăn, thở bằng mồm gây tụt cân. Lúc này trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước, đờm trong mũi họng đặc lại gây tắc đường thở. Cha mẹ cần rửa mũi cho trẻ từ 2-3 lần bằng nước muối sinh lý trước khi ăn đồng thời cho trẻ uống nhiều nước.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đồ mềm, lỏng dễ hấp thu, chia nhỏ bữa ăn và không ép trẻ ăn.

– Nếu trẻ bị nhiễm bệnh cần tránh tiếp xúc với các t.rẻ e.m khác.

– Không cho trẻ xịt mũi bằng kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ khi khám tại cơ sở y tế.

Phòng viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Để phòng các bệnh đường hô hấp nói chung cho trẻ khi thời tiết thất thường, cha mẹ cần lưu ý từ việc ăn uống, vệ sinh cho trẻ:

– Rửa tay, chân trước khi ăn, sau khi đi ra ngoài và vệ sinh mũi họng hàng ngày.

– Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, hạn chế tới nơi đông người. Với trẻ dưới 2 t.uổi cha mẹ có thể xem xét việc đeo khẩu trang vì khi có dịch mũi chảy ra có thể làm trẻ nhiễm khuẩn thêm.

– Cha mẹ, người thân trong gia đình cũng cần rửa tay và vệ sinh mũi họng trước khi tiếp xúc với trẻ để hạn chế nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài.

– Cho trẻ tiêm đầy đủ vaccine phế cầu, cúm…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *