Có khoảng 600 triệu người trên thế giới mỗi năm mắc các loại bệnh do ăn phải thực phẩm nhiễm bẩn, chưa được chế biến kỹ lưỡng.
Món gỏi cá tươi sống. Ảnh minh họa: foody.
Một số người chọn ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín nhằm giữ hương vị và các chất dinh dưỡng vốn có. Tuy nhiên, đều này có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn khi nấu chín.
Theo Centre for Food Safety, thực phẩm tươi sống thường chứa nhiều loại vi khuẩn đến từ việc một số thực phẩm có thể tồn tại “siêu vi khuẩn”, với khả năng kháng thuốc diệt khuẩn. Môi trường trồng trọt và phát triển cũng tác động đến nguy cơ xuất hiện vi khuẩn trên thực phẩm.
Chẳng hạn, hàu có thể chứa norovius và salmonella khi sống ở nguồn nước nhiễm bẩn, trong khi các loại rau có thể chứa salmonella và vi khuẩn E.coli khi nguồn nước tưới tiêu nhiễm bẩn hoặc môi trường trồng trọt không đảm bảo vệ sinh. Khi không được rửa sạch hoặc nấu chín, vi khuẩn có thể dễ dàng được truyền vào trong cơ thể.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết ăn sản phẩm từ động vật chưa được nấu chín là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm thịt động vật sống, trứng sống, sữa chưa tiệt trùng, ăn sống các loài động vật có vỏ.
Bất kỳ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cũng như dễ xuất hiện biến chứng nếu ăn thực phẩm tươi sống.
Các triệu chứng do ngộ độc thực phẩm có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh. Những triệu chứng thường gặp bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau kéo dài.
Ở nhóm nguy cơ cao còn có khả năng mắc các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn hội chứng tan m.áu – tăng ure m.áu (HUS) thường gặp ở trẻ nhỏ và người già do nhiễm khuẩn E.coli sản sinh độc tố Shiga.
Trong khi đó, nhiễm khuẩn Listeria có thể gây sảy thai hoặc t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh. Dù tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp, Listeria là một trong những loại nhiễm khuẩn nghiêm trọng nhất ở thực phẩm.
Vi khuẩn này thường xuất hiện trong sữa chưa tiệt trùng, các loại thực phẩm ăn liền và có thể phát triển khi bảo quản trong tủ lạnh.
Ăn thực phẩm tươi sống nhiễm bẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mỗi năm có khoảng 600 triệu người ngộ độc sau khi ăn thực phẩm ô nhiễm, với hơn 420.000 ca t.ử v.ong. Trong đó, số ca t.ử v.ong ở trẻ dưới 5 t.uổi chiễm khoảng 40%. Ngộ độc thực phẩm phần lớn do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc độc tố.
Để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm, cần nấu chín các loại thịt và ăn liền sau khi nấu, rửa sạch các loại rau và hoa quả, cũng như các dụng cụ nấu nướng.
Theo Healthline, việc nấu chín thức ăn làm tăng khả năng chống oxy hóa ở một số loại rau, diệt vi khuẩn trong thức ăn, do phần lớn vi khuẩn đều sẽ c.hết ở nhiệt độ trên 60 độ C.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng hơn khi ăn sống, chẳng hạn bắp cải, hành, tỏi. Tuy nhiên, cần chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và rửa sạch trước khi dùng.
Cách lây lan nhanh chóng của bệnh sởi
Tôi xem báo đài và biết được nhiều nơi đang cảnh báo về dịch sởi. Vậy xin hỏi bệnh này có dễ lây lan không?
Tôi xem báo đài và biết được nhiều nơi đang cảnh báo về dịch sởi. Vậy xin hỏi bệnh này có dễ lây lan không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ
Virus gây bệnh sởi rất dễ lây lan, sống trong chất nhầy ở mũi và cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Nó có thể lây sang người khác khi người mắc bệnh ho và hắt hơi.
Nếu người khác hít phải không khí bị ô nhiễm hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, người đó có thể bị nhiễm bệnh. Động vật không mắc hoặc lây lan bệnh sởi.
Bệnh sởi dễ lây lan đến mức nếu một người mắc bệnh thì có tới 90% những người tiếp xúc gần, chưa có miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Người bị nhiễm bệnh có thể lây bệnh sởi cho người khác từ trước 4 ngày đến 4 ngày sau khi nổi phát ban. Virus sởi có thể sống tới hai giờ trong không khí sau khi người nhiễm bệnh rời khỏi khu vực đó.
Các triệu chứng của sởi xuất hiện trong vòng 7-14 ngày sau khi nhiễm virus, bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi và chảy nước mắt. Phát ban sởi xuất hiện từ 3 đến 5 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên.
Bệnh sởi đặc biệt nguy hiểm ở t.rẻ e.m. Do đó, cần liên hệ với các cơ sở y tế nếu nghi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh sởi. Bệnh có thể xuất hiện biến chứng như n.hiễm t.rùng tai hoặc tiêu chảy, một số trường hợp biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi và viêm não cần phải nhập viện điều trị.