Bỏ bữa ăn sáng không chỉ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, một tác động ít người ngờ tới khác của việc bỏ bữa ăn sáng là ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người bỏ bữa ăn sáng, từ việc không muốn ăn, đang áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân đến việc quá bận rộn để ăn sáng. Thậm chí, có những người bỏ bữa sáng và chỉ uống cà phê, theo trang thông tin sức khỏe Everyday Health (Mỹ).
Bỏ bữa sáng có thể tác động đến nhịp sinh học của cơ thể, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Ảnh PEXELS
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc bỏ bữa sáng có thể làm rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng xấu đến chu kỳ ngủ – thức của cơ thể. Đồng hồ sinh học của chúng ta chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, chẳng hạn sự thay đổi của ngày và đêm, phản ứng với các tín hiệu được lập trình thành thói quen, chẳng hạn như thời điểm ăn uống trong ngày.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Nutrients đã tiến hành trên hơn 700 sinh viên đại học. Các nhà nghiên cứu nhận thấy thói quen ăn sáng có thể ảnh hưởng đến thời gian ngủ và thức dậy của những người tham gia. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Một nghiên cứu khác công bố trên chuyên san J ournal of Behavioral Nutrition and Physical Activity cũng cho kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu cho thấy những thanh thiếu niên bỏ ăn sáng có xu hướng mất nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ. Nếu giấc ngủ đêm hôm đó lâu hơn hoặc ngắn hơn bình thường thì khả năng bỏ ăn sáng cũng sẽ cao hơn.
Ngoài việc ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ – thức tự nhiên của cơ thể, một số chuyên gia tin rằng việc bỏ ăn sáng không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tác động xấu đến các thói quen lành mạnh khác.
Cụ thể, không ăn sáng đầy đủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Những người này có xu hướng lựa chọn thức ăn nhiều đường, tinh bột hơn. Vì mệt mỏi nên họ cũng ít tập thể dục. Tất cả những điều này cuối cùng sẽ dẫn đến tăng cân. Qua thời gian, lượng cân nặng tích tụ sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì, từ đó tăng khả năng mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao hay đột quỵ, theo Everyday Health.
Làm gì để giảm đau răng vào ban đêm?
Kê cao đầu khi ngủ, dùng nước súc miệng, chườm đá… có thể tạm thời giúp giảm đau răng vào ban đêm.
Đau răng vào ban đêm dẫn đến cảm giác khó chịu và có thể khiến bạn mất ngủ. Nguyên nhân của việc đau răng có thể là do chấn thương miệng hoặc hàm, viêm xoang, sâu răng, mất miếng trám răng, răng bị n.hiễm t.rùng, thức ăn bám vào răng, mọc răng khôn,…
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp để giảm đau răng vào ban đêm tại nhà. Dù các biện pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng đau răng nhưng có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau và vào giấc ngủ.
Đau răng rất khó chịu và có thể khiến bạn mất ngủ. Ảnh Pexels
1. Giữ cao đầu khi ngủ
Việc kê đầu cao hơn phần thân có thể giúp m.áu không dồn lên đầu. Nếu m.áu dồn lên đầu, cơn đau răng có thể trầm trọng hơn và có thể khiến bạn mất ngủ.
2. Tránh ăn thực phẩm có tính axit, lạnh hoặc cứng
Những thực phẩm trên có thể làm tăng thêm tình trạng đau răng và khiến các lỗ sâu răng thêm trầm trọng. Do đó, mọi người cần tránh uống nước lạnh, ăn các thực phẩm giàu axit như cam, đồ ăn cay nóng trước khi ngủ.
3. Nước súc miệng có chứa cồn
Sử dụng nước súc miệng có chứa cồn có thể giúp khử trùng răng miệng, giảm mùi hôi và nguy cơ gây sâu răng. Ngoài ra, việc dùng nước súc miệng có chứa cồn trước khi ngủ có thể làm tê răng, giúp giảm cảm giác đau.
4. Chườm đá trước khi ngủ
Trước khi ngủ, bạn có thể dùng một túi vải đựng đá chườm vào phần mặt bên ngoài răng bị đau. Chườm đá có thể giúp làm dịu cơn đau và giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
5. Dùng các loại thảo dược có công dụng trị đau răng
Ngoài những cách thủ công kể trên, người bị đau răng có thể dùng các loại thảo dược như tỏi đặt vào phần răng bị đau. Ngoài ra, theo Healthline, mọi người cũng có thể dùng các loại nước súc miệng nấu từ lá ổi, vỏ cây xoài để giảm các triệu chứng đau răng.
Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ mang tính điều trị tạm thời. Trong trường hợp bị cơn đau răng kéo dài hơn 2 ngày, bị sốt, nhức đầu, đau khi mở miệng, bị khó thở hoặc khó nuốt, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được điều trị kịp thời.