Làm thế nào để sống trẻ lâu hơn, theo bác sĩ chuyên ngành tim mạch Stephen Kopecky, câu trả lời nằm trong 6 thói quen đòi hỏi những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Từ việc áp dụng chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý hơn đến quản lý sự căng thẳng và giấc ngủ, những hành vi này không chỉ giữ gìn sức khỏe, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài t.uổi thọ của chúng ta.
Đó cũng chính là nội dung cuốn sách “Để sống trẻ lâu hơn: 6 bước giúp ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, Alzheimer và các bệnh khác” vừa mới được phát hành.
Bác sĩ Stephen Kopecky.
Bác sĩ Stephen Kopecky là bác sĩ chuyên khoa Tim mạch của Bệnh viện Mayo Clinic, Rochester, Minn. Năm 2013, bác sĩ Kopecky đã nhận được Giải Tưởng niệm Jan J. Kellermann cho Công việc xuất sắc trong lĩnh vực Phòng ngừa bệnh tim mạch.
Ông cũng là giáo sư y khoa tại trường Đại học Y khoa và Khoa học Mayo Clinic, nơi ông được vinh danh là một trong những giảng viên hàng đầu và đã nhận được nhiều g.iải t.hưởng giảng dạy ưu tú.
Bản thân ông cũng là người sống sót sau hai lần mắc bệnh ung thư.
Tác giả Stephen Kopecky chia sẻ về cuốn sách:
Vào sinh nhật lần thứ 40 của tôi, cũng là lúc tôi vừa trải qua đợt điều trị ung thư kéo dài, bác sĩ chuyên khoa ung bướu điều trị cho tôi thông báo rằng, kết quả chụp CT để kiểm tra xem có tế bào ung thư nào còn sót lại không đã cho thấy có một khối u ở trong khoang bụng của tôi và cần phải phẫu thuật thêm lần nữa để xử lý nó.
Đó là lần bị ung thư thứ hai trong đời tôi, và không giống như lần đầu xảy ra khi tôi còn ở trường y với việc điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị, căn bệnh ung thư lần này được điều trị bằng phẫu thuật và hàng tháng trời hóa trị.
Cuốn sách “Để sống trẻ lâu hơn: 6 bước giúp ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, Alzheimer và các bệnh khác”
Toàn bộ cuộc sống của tôi khi đó xoay quanh việc chiến đấu với căn bệnh ung thư này. Tôi đã nhận thức sâu sắc câu nói: “Người khỏe mạnh có cả nghìn điều ước, người ốm đau thì chỉ có một”.
Thời điểm đó, tôi đã quyết định rằng nếu đủ may mắn để bình phục và sống sót, tôi cần phải làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng mình không bao giờ bị ung thư nữa. Điều này khiến tôi cố gắng tìm hiểu những điều tôi có thể làm để ngăn ngừa ung thư và các căn bệnh nặng trong tương lai.
Khi đó, tôi đang là một bác sĩ tim mạch xâm lấn điều trị các cơn đau tim và thực hiện thủ thuật nong mạch vành, tức là công việc hằng ngày của tôi thuộc về khía cạnh điều trị, chứ không phải khía cạnh phòng ngừa của y học.
Đối với tôi, học cách phòng ngừa bệnh tật là một điều khá mới mẻ. Những gì tôi học được khiến tôi ngạc nhiên. Tôi phát hiện ra rằng, mặc dù tôi đã mắc hai căn bệnh ung thư trước đó, nhưng trong tương lai, bệnh tim mới là nguyên nhân dễ khiến tôi rời xa trần thế này nhất.
Tôi cũng phát hiện ra sáu thói quen sống chính dẫn đến bệnh tim và cũng là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh khác trong thế giới hiện tại của chúng ta, bao gồm bệnh ung thư, bệnh Alzheimer, tiểu đường và nhiều căn bệnh khác nữa.
Cuối cùng, tôi phải nhìn trực diện vào một chủ đề mà hầu hết những người ở độ t.uổi 40 không muốn đối mặt, đó là cái c.hết sau cùng không thể tránh khỏi.
Tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này, tôi nhận thấy về cơ bản có bốn kiểu tình trạng sức khỏe, hay nói đúng hơn là tình trạng suy giảm sức khỏe, khi người ta tiến đến giai đoạn cuối đời: đột tử trong vòng một giờ, c.hết nhanh trong vài tháng, suy nhược một thời gian dài rồi c.hết và suy tạng.
Trong đó, hai kiểu sau thường đi cùng những căn bệnh kéo dài hàng năm trời, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ.
Thế nên, sáu thói quen hằng ngày sinh ra nhiều căn bệnh mạn tính và kết cục sẽ gây ra bốn kiểu bệnh tật trong suốt cuộc đời của một người. Quay trở lại với câu nói trên, tôi đã nhận ra rằng nếu tôi đủ may mắn để hồi phục hoàn toàn sau lần thứ hai bị ung thư này, tôi muốn có một thể trạng sức khỏe tốt nhất có thể trong suốt quãng đời còn lại của mình, miễn là tôi đủ khả năng.
Nói cách khác, tôi muốn sống trẻ lâu hơn. Điều này cuối cùng đã đưa tôi đến với khía cạnh phòng ngừa của y học, chính là những gì mà giờ đây, tôi đang làm hằng ngày. Tôi viết cuốn sách này để giúp đỡ những người khác. Cuốn sách này tóm tắt những gì tôi đã học được về những điều tất cả chúng ta có thể làm để sống trẻ lâu hơn.
Khung giờ vàng uống cà phê lợi đủ đường
Cà phê uống đúng khung giờ này sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, đốt cháy mỡ thừa phòng ngừa bệnh tim mạch vô cùng hiệu quả.
Theo như một nghiên cứu mới của Đại học Harvard, Mỹ, uống cà phê 1 – 2 ly mỗi ngày vào đúng thời điểm sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các nguy cơ đột quỵ do bệnh tim và mắc các bệnh tiểu đường, thần kinh, ung thư…
Bên cạnh đó, do trong cà phê còn có cafestol và kahweol, đó là 2 chất có lợi cho men gan, giúp phòng ngừa bệnh xơ gan, bảo vệ gan luôn khỏe mạnh, không lo bị ung thư gan. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn thời điểm hợp
Thời điểm uống cà phê tốt nhất trong ngày là:
Nên uống từ 10 giờ – 11 giờ 30:Nhiều người luôn có thói quen uống cà phê vào sáng sớm, ngay sau khi vừa ngủ dậy mà chưa ăn sáng là một điều cực kì sai lầm.
Bởi lúc này, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa hoạt động ổn định, hormone căng thẳng cortisol vẫn đang tăng cao nên nếu uống cà phê ngay sẽ khiến đẩy mức căng thẳng lên cao hơn.
Từ đấy, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, choáng váng, bủn rủn chân tay, khó tập trung làm việc được.
Ảnh minh họa.
Uống cà phê đúng thời điểm giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa đột quỵ, tiểu đường, thần kinh, ung thư… Uống cà phê đúng thời điểm giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa đột quỵ, tiểu đường, thần kinh, ung thư…
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, thời điểm uống cà phê tốt nhất là 10 – 11 giờ 30 sau khi đã ăn sáng. Đây là thời gian mà hormone căng thẳng thấp, uống cà phê vào sẽ bạn giúp tỉnh táo, tốt cho sức khỏe.
Nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút : Theo các chuyên gia cho biết sau bữa ăn nếu bạn uống một cốc cà phê. Nó sẽcó tác dụng thúc đẩy tiêu hóa nên uống sau khi ăn 30 phút là tốt nhất. Không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa các tình trạng như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
Từ 13 giờ – 15 giờ chiều
Sau 13 giờ chiều thì hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm xuống khiến bạn luôn bị buồn ngủ, đầu óc mơ hồ. Lúc này bạn hãy uống ngay 1 ly cà phê để giúp tỉnh táo trở lại. Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 – 2 cốc Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 – 2 cốc
Lưu ý: Không nên uống cà phê sau 15 giờ vì uống muộn sẽ gây ra tình trạng mất ngủ buổi tối.
Trước khi tập thể dục
Một cốc cà phê trước khi tập thể dục 30 phút sẽ giúp làm tăng quá trình trao đổi chất, và đốt cháy nhiều calo hơn, giúp cho việc luyện tập đạt kết quả tốt hơn.
Một số lưu ý khi uống cà phê
– Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 – 2 cốc, tối đa là 4 cốc/ngày . Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tổng lượng caffein không quá 250mg.
– Không nên uống cà phê vào buổi tối, sẽ gây bồn chồn mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Không được uống cà phê khi đang đói, bởi thành phần caffein sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày của bạn kích thích nhiều hơn, dễ gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
– Uống cà phê quá nhiều sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng như tim đ.ập nhanh, khó ngủ, đau đầu, nôn nao, ngộ độc, ngất xỉu….