Hy vọng về vắc xin ngừa ung thư phổi

Các nhà khoa học tại Anh đang phát triển vắc xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới.

Vắc xin LungVax là nghiên cứu đột phá hướng tới ngăn ngừa ung thư phổi. Ảnh: Shutterstock

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London sẽ nhận được tài trợ trị giá 1,7 riệu bảng Anh (khoảng 53 tỷ đồng) từ Viện Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh và Quỹ ung thư CRIS trong hai năm tới để thực hiện công việc trong phòng thí nghiệm và sản xuất 3.000 liều vắc xin LungVax.

LungVax là loại vắc xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để t.iêu d.iệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi.

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ để phát triển vắc xin ngừa ung thử phổi LungVax tương tự như công nghệ của vắc xin Oxford/AstraZeneca chống lại COVID-19 do Đại học Oxford và Hãng dược AstraZeneca (Anh) phát triển và sản xuất.

Giáo sư Tim Elliott – Trưởng nhóm nghiên cứu dự án LungVax cho biết, ung thư là một căn bệnh của chính cơ thể chúng ta và hệ thống miễn dịch khó có thể phân biệt được đâu là tế bào bình thường và đâu là ung thư. Bởi vậy, làm cho hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công tế bào ung thư là một trong những thách thức lớn nhất trong nghiên cứu ung thư hiện nay.

“Nếu chúng ta có thể tái tạo thành công như đã thấy trong các thử nghiệm trong thời kỳ đại dịch, chúng ta có thể cứu sống hàng chục nghìn người mỗi năm chỉ riêng ở Anh” – Giáo sư Tim Elliott nói.

Nếu các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy vắc xin kích hoạt phản ứng miễn dịch, vắc xin sẽ chuyển sang thử nghiệm lâm sàng. Vắc xin ung thư hoạt động bằng cách huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận biết các tế bào ung thư là bất thường để t.iêu d.iệt tế bào đó.

LungVax cũng có thể đưa ra một lộ trình khả thi để ngăn ngừa một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, Giáo sư Jamal-Hanjani của Viện Francis Crick và Đại học College London nhấn mạnh giải pháp tối ưu để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi là ngừng hút thuốc, nguyên nhân gây ra hơn 7/10 trường hợp.

Truag tâm tiêm phòng tại Anh quốc. Ảnh: Baps.org

Bà Michelle Mitchell – Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh cho hay: “Chúng tôi đang ở thời kỳ hoàng kim của nghiên cứu và đây là một trong nhiều dự án mà chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi khả năng sống sót của bệnh ung thư phổi”.

Theo số liệu thống kê, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây t.ử v.ong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới.

Ước tính có khoảng 2,2 triệu ca ung thư phổi mới và 1,8 triệu ca t.ử v.ong liên quan đến ung thư phổi xảy ra vào năm 2020, chiếm khoảng 11,4% tổng số ca ung thư và 18,0% tổng số ca t.ử v.ong do ung thư trên toàn thế giới.

Riêng tại châu Âu, theo số liệu từ Eurostat, ung thư phổi chiếm 4,5% tổng số ca t.ử v.ong ở châu Âu và là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong do ung thư tại lục địa.

Hơn 64.200 người được khám và tư vấn các bệnh liên quan đến phổi

Chương trình chuyển đổi số vì sức khỏe phổi nhằm mục tiêu phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh phổi, đặc biệt là ung thư phổi, thông qua các phương pháp sàng lọc tiên tiến và hiệu quả.

Khám sàng lọc bệnh ung thư phổi cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnam )

Khởi động tháng 11/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau hai tháng diễn ra với sự tham gia của 25 bệnh viện trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố, trải qua 4 đợt khám bệnh tại cộng đồng, Chương trình chuyển đổi số vì sức khỏe phổi đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Chương trình đã khám và chụp X-quang phổi cho hơn 64.200 người trên 40 t.uổi; chỉ định chụp cắt lớp vi tính cho hơn 1.600 ca, phát hiện 141 ca ung thư giai đoạn 1-3; chỉ định đo chức năng hô hấp cho hơn 2.200 ca, phát hiện 456 ca lao, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính và bất thường về phổi và triển khai nền tảng sàng lọc trực tuyến sử dụng AI trên website phoikhoe.net.

Thông tin trên được Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Y tế đưa ra khi Sơ kết Chương trình Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh hiện nay các bệnh không truyền nhiễm (tim mạch, tiểu đường, ung thư…) đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Ung thư đang là vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng. Tính riêng ung thư, tại Việt Nam có trên 183.000 ca mới mắc, trên 122.000 ca t.ử v.ong do ung thư. Hiện có khoảng 354.000 người đang sống chung với ung thư. Thực tế cho thấy ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Tại Việt Nam, riêng ung thư phổi chiếm khoảng 1/4 trong tổng số ca mắc ung thư hàng năm đối với nam giới.

Thứ trưởng Bộ Y tế đ.ánh giá cao sáng kiến Chương trình chuyển đổi số vì sức khỏe phổi của Mạng lưới Đổi mới sáng tạo phối hợp xây dựng nhằm mục tiêu phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh phổi, đặc biệt là ung thư phổi, thông qua các phương pháp sàng lọc tiên tiến và hiệu quả, ứng dụng các tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo.

Việc chụp phim kết hợp với phân tích hình ảnh thông qua trí tuệ nhân tạo để phát hiện sớm các bệnh lý về phổi, đặc biệt là ung thư phổi sẽ góp phần tăng cao tỷ lệ chữa khỏi các bệnh về phổi nói chung, trong đó có ung thư phổi.

Các chuyên gia cho rằng những kết quả của Chương trình đã làm được tuy mới chỉ ở giai đoạn ban đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong liên quan đến ung thư trên toàn cầu, với ước tính khoảng 1,8 triệu người t.ử v.ong vào năm 2020. Bên cạnh đó, khoảng 75% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam được chẩn đoán ở giai đoạn cuối, dẫn đến nhiều thách thức trong việc điều trị và tỷ lệ t.ử v.ong cao.

Lãnh đạo Bộ Y tế và các bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác. (Ảnh: PV/Vietnam )

Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi” là sáng kiến đầu tiên của Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Y tế do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và AstraZeneca Việt Nam phối hợp xây dựng nhằm mục tiêu phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh phổi, đặc biệt là ung thư phổi, thông qua các phương pháp sàng lọc tiên tiến và hiệu quả, ứng dụng các tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo. Trong giai đoạn 2023-2024 Chương trình hỗ trợ khám sàng lọc miễn phí các bệnh lý về phổi và ung thư phổi cùng các nguy cơ bệnh nền, cho người dân tại các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, AstraZeneca Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ nhằm thắt chặt và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương. Hợp tác chiến lược trong lĩnh vực y tế của 2 bên trong 5 năm 2024-2029 sẽ hướng tới các mục tiêu dài hạn như ứng dụng hiệu quả những tiến bộ của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân và cộng đồng, cũng như xây dựng hệ thống y tế bền vững tại Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ Chương trình, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã công bố nền tảng sàng lọc bệnh phổi và các bệnh không lây nhiễm trên trang phoikhoe.net và trang facebook phoikhoe. Dự kiến chương trình sẽ hoàn thành khám, chụp X-quang sàng lọc bệnh cho 100.000 người dân trong tháng 2/2024.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *