Ngoài thuốc điều trị, người tăng acid uric cần chú ý duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống và tập luyện.
Điều này có vai trò rất quan trọng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiến triển.
1. Vai trò của tập luyện đối với người tăng acid uric
Chỉ số acid uric bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 – 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 – 6,0 mg/dL ở nữ. Tình trạng tăng acid uric m.áu được chẩn đoán khi chỉ số này> 7,0 mg/dL ở nam,> 6,0 mg/dL ở nữ, t.rẻ e.m và thanh thiếu niên là> 5,5 mg/dL.
Tăng acid uric m.áu có thể không gây triệu chứng gì nhưng cũng có thể lắng đọng tại khớp và những mô mềm quanh khớp gây ra bệnh gout; hoặc có thể lắng đọng tại các cơ quan gây ra một số bệnh khác như sỏi thận, sỏi niệu quản.
Tập thể dục có thể giúp hỗ trợ giảm nồng độ acid uric và duy trì ở mức độ thấp trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy thực hiện các bài tập ở cường độ thấp đến trung bình làm giảm đáng kể tình trạng viêm so với tập thể dục ở cường độ cao.
Thừa cân làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout. Do đó, tham gia các hoạt động thể chất để giảm cân là biện pháp rất cần thiết. Ngay cả khi tuân theo chế độ ăn hạn chế purin nhưng có thừa cân, béo phì, bệnh gout cũng có khả năng tiến triển nhanh chóng.
Không những thế, tập luyện phù hợp cũng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và tim mạch, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
2. Một số bài tập tốt cho người tăng acid uric
Trên thực tế, không có chống chỉ định bài tập nào đối với người tăng acid uric. Tùy vào từng thể trạng cũng như tình trạng sức khỏe, bạn có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội, tham gia các môn thể thao dưới nước, tập khí công, yoga, thể dục nhịp điệu… để kiểm soát nồng độ acid uric và trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, các bài tập kéo giãn có thể làm giảm sự tích tụ acid uric, cũng như sự linh hoạt cho các cơ, khớp tốt cho người tăng acid uric. Ưu điểm của những bài tập này là tính ứng dụng cao, dễ dàng mà bất kỳ ai cũng có thể tập, thậm chí bạn có thể tập ngay trong thời gian nghỉ trưa, nghỉ giải lao.
Theo đó, một số động tác giãn cơ như sau:
– Giãn cơ tay: Đan xen kẽ các ngón tay, giơ cánh tay qua đầu, đẩy lên cao và cảm nhận sự kéo giãn trong 15 giây.
– Giãn cơ cánh tay, vai và ngực: Đặt hai cánh tay song song trước mặt, sau đó từ từ đưa ra sau. Khoanh tay phía sau lưng cho đến khi vai được mở rộng, giữ trong 30 giây rồi đưa về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 5 lần.
– Giãn cơ vai: Mở rộng hai cánh tay và hướng ra ngoài, kéo cánh tay ra sau nhiều nhất có thể.
– Giãn cơ đùi sau và bắp chân: Ngồi duỗi thẳng hai chân, hai tay đặt sát hông, từ từ gập phần thân trên sao cho đầu gần với gối, giữ nguyên 10 – 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Các bài tập kéo giãn có thể làm giảm sự tích tụ acid uric, cũng như sự linh hoạt cho các cơ, tốt cho người tăng acid uric.
3. Những lưu ý khi tập luyện
Trong thời gian gặp các triệu chứng đau hoặc sưng viêm, bạn nên nghỉ ngơi. Không nên tập thể dục trong giai đoạn này vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Sau giai đoạn đau nên tập luyện từ từ và nhẹ nhàng.
Nên duy trì tập luyện ít nhất 150 phút/tuần với cường độ vừa phải để duy trì sức khỏe thể chất, cân nặng và sức khỏe tim mạch. Bổ sung nước đầy đủ 2 lít/ngày để tránh mất nước khi tập luyện. Nước giúp cơ thể vận chuyển chất dinh dưỡng, đào thải chất độc, duy trì thân nhiệt, đệm ở các khớp và mô. Ngoài ra, uống nước giúp thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Thời điểm không nên ăn thịt bò
Thịt bò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn những tác hại nếu tiêu thụ không đúng cách.
100 g thịt bò cung cấp bao nhiêu protein?
12 g
22 g
32 g
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết thịt bò có chứa nhiều vitamin B6, protein và sắt cao, vitamin B12 cùng nhiều khoáng chất khác… Lượng protein và vitamin B6 trong thịt bò khá cao, ước tính 100 g thịt bò có thể sản xuất 22 g protein. Đây là những chất giúp tăng cường năng lượng và tạo m.áu cho cơ thể, tăng trưởng cơ bắp.
Thịt bò tốt nhưng ai nên hạn chế ăn?
Người bị bệnh mỡ m.áu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp
Người béo phì, bệnh gout
Bệnh nhân da liễu, tiêu hóa, cơ xương khớp, huyết áp, tim mạch, tiều đường, sỏi thận
Tất cả đáp án trên
Thịt bò cũng hạn chế với nhiều người. Ví dụ, người bị bệnh mỡ m.áu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, béo phì, gout. Đặc biệt, trường hợp giai đoạn bệnh có nguy cơ tiến triển nặng chỉ nên ăn thanh đạm, giảm lượng protein động vật, tăng lượng protein thực vật. Một số trường hợp cũng nên sử dụng với liều lượng phù hợp như bệnh nhân da liễu, tiêu hóa, cơ xương khớp, huyết áp, tim mạch, tiều đường, sỏi thận hoặc sau phẫu thuật.
Bạn không nên ăn vượt quá lượng thịt bò này mỗi tuần:
100 g
250 g
500 g
Mỗi người nên tiêu thụ không quá 3 lần thịt đỏ mỗi tuần. Tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350-500 g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700 g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70 g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100 g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Lý do bạn không nên ăn thịt bò vào buổi tối:
Dễ gây đầy bụng, khó tiêu
Tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp
Không tốt cho tim mạch, hình thành sỏi thận
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, thịt bò nhiều protein, rất khó tiêu. Người dân không nên ăn vào buổi tối vì vận động ít, khả năng tiêu hóa chậm, dễ bị đầy bụng, ợ chua, bí bách dễ gây bệnh.
Ăn thịt bò tái sống, bạn có nguy cơ:
Nhiễm sán lá gan
Tăng cholesterol
Giảm cơ hội hấp thu protein
Ăn thịt bò tái hoặc sống có thể mắc bệnh sán lá gan. Loại sán này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê…
Cách nhận biết thịt bò nhiễm giun sán:
Thớ thịt xuất hiện các đốm trắng li ti hoặc cụm nhỏ màu trắng nổi lên như mụn nước
Thịt màu đỏ sẫm, có nhiều mỡ, nhiều dường dây màu trắng hoặc trong suốt
Thịt có màu đỏ nhạt, chảy nhiều nước, phần da mỏng, có mùi khó chịu
Thịt xuất hiện các đốm trắng li ti hoặc các cụm nhỏ màu trắng nổi lên như mụn nước thì rất có thể đã nhiễm giun sán. Thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục lớn bằng hạt gạo, có màu trắng, xám cũng là dấu hiệu có chứa giun sán, tuyệt đối không ăn. Thịt bò tái hoặc chín, màu sắc có thể thay đổi, thậm chí con sán rất dễ bị nhầm lẫn với gân hoặc mỡ bò khi đã tiếp xúc nhiệt.
Thịt bò không nên nấu chín ở nhiệt độ nào?
70 độ C
100 độ C
200 độ C
Khi chế biến ở nhiệt độ cao trên 200 độ C, thịt bò sẽ sinh ra các chất có hại. Ngay cả lượng khói được thải ra trong quá trình chế biến đôi khi cũng làm ảnh hưởng cơ thể phần nào.
Vì vậy, bạn lưu ý không chế biến ở nhiệt độ cao và tuyệt đối không nên ăn thịt bò bị cháy hay khét.