Quả la hán có thể sử dụng như một loại nước giải khát, có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng cấp tính hoặc mạn tính, viêm amiđan cấp cho người thể chất nhiệt.
Người thể chất nhiệt, thường có những biểu hiện: Da nóng, khát nước, thích uống nước lạnh, tinh thần dễ hưng phấn, nhiều mồ hôi, lưỡi đỏ, đại tiện táo, nhiều mồ hôi, huyết áp có xu hướng cao hoặc hơi cao, mỡ m.áu và đường m.áu cũng hơi cao.
Công dụng của quả la hán
Vị thuốc là quả chín phơi hoặc sấy khô của cây la hán, tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle. Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Đó là một loại cây mọc leo, hoa đực mọc thành bông, phiến hoa bao nhỏ. Quả có vỏ cứng nhỏ, đường kính 4 – 6cm, hình cầu hoặc hơi trái xoan; bên trong có hạt màu nâu nhạt với mùi thơm đặc trưng.
Quả la hán hãm nước sôi hoặc sắc nước uống tốt cho người thể chất nhiệt.
Theo Đông y: La hán có vị ngọt, tính mát, không độc, lợi vào hai kinh phế và đại tràng. Có tác dụng lợi hầu, nhuận phế, hóa đàm, giảm ho, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị ho do phế nhiệt và đàm hỏa, viêm hầu họng, viêm amiđan, viêm dạ dày cấp tính, đại tiện táo.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại: Nước sắc quả la hán có hiệu quả chống ho, trừ đờm. Bên cạnh đó còn có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Quả la hán giàu chất dinh dưỡng và có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp nhiều lần đường mía, nhưng không phải là đường có thể dùng tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường, hay béo phì.
Bài thuốc từ quả la hán chữa viêm họng
Phòng và điều trị viêm họng , chữa khàn tiếng, mất tiếng
Quả la hán 24g (thái lát) sắc nước uống thay trà, chia ra uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.
Quả la hán hỗ trợ điều trị viêm họng cấp tính/mạn tính cho người thể nhiệt.
Hỗ trợ điều trị ho có đờm , đờm vàng đặc dính, thở rít, buồn nôn và nôn
Quả la hán 20g, tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12g, sắc uống trong ngày. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Hỗ trợ điều trị ho gà kèm hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ
La hán 20g, hồng khô 24g, sắc nước uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Bổ phế, hỗ trợ điều trị viêm họng mạn tính
La hán 60g, thịt lợn nạc 100g, thái miếng, thêm lượng nước thích hợp, gia vị vừa đủ, hầm chín, ăn trong ngày.
Bài thuốc khác: Nhuận tràng, thông tiện, trị táo bón:
Quả la hán 24g, sắc lấy nước pha thêm mật ong, uống trong ngày.
Lưu ý khi dùng quả la hán chữa bệnh
Theo Đông y, người có thể chất nhiệt thì có sức khỏe ổn định hơn so với người thể hàn. Người thể chất hàn, thường có những biểu hiện: Chân tay lạnh, thích uống nước ấm, rêu lưỡi trắng, tinh thần mệt mỏi, khả năng tiêu hóa kém, đại tiện lỏng loãng hay tiểu đêm, tăng huyết áp, mỡ m.áu và đường m.áu hơi thấp… không nên dùng la hán.
Bất ngờ 5 biến chứng đáng sợ của viêm họng mãn tính rất nhiều người không biết
Viêm họng mãn tính nếu không được điều trị đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp mà còn có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim và tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng.
Phân biệt viêm họng cấp và mãn tính
Viêm họng hầu hết là do virus, vi khuẩn hoặc do các yếu tố môi trường như khói bụi, không khí khô. Viêm họng có 2 loại, trong đó:
Viêm họng cấp tính
Là thể viêm họng điển hình, thường phát triển vào mùa lạnh, có thể gặp ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Viêm họng cấp tính có thể xuất hiện riêng biệt hoặc cùng các bệnh viêm đường hô hấp như cúm, sởi…, hoặc xuất hiện với viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang…
Hình ảnh viêm họng cấp tính. Ảnh minh họa
Viêm họng mạn tính
Viêm họng hạt mạn tính là hậu quả của tình trạng viêm họng hạt cấp kéo dài và không điều trị dứt điểm, bệnh quay lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh lúc này đã có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó để điều trị triệt để.
Viêm họng mạn tính có hai thể điển hình là viêm họng mạn tính lan tỏa và viêm họng mạn tính khu trú (gồm viêm VA mạn tính và viêm amidan mạn tính).
Dấu hiệu người mắc viêm họng mạn tính
Viêm họng hạt mãn tính gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng lúc này thường kéo dài và ở mức độ nặng hơn cấp tính:
– Ho khan với tần suất dày đặc và nặng hơn. Ban đầu chỉ với biểu hiện ho khan, về sau kèm theo cả ho có đờm.
– Cảm giác vướng víu, ngứa rát ở trong cổ họng.
– Đau rát cổ họng dữ dội, đặc biệt là dễ nhận thấy nhất khi ăn. Thậm chí khi uống nước hay chỉ nuốt nước miếng cũng thấy đau.
– Có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi trầm trọng. Lâu dần cơ thể suy nhược, sụt cân, đau đầu và có thể bị sốt.
Hình ảnh viêm họng mãn tính. Ảnh minh họa
5 biến chứng đáng sợ của viêm họng mãn tính
Biến chứng tại họng
Viêm họng có thể gây áp-xe, viêm tấy quanh họng, viêm tấy amidan, áp-xe thành sau họng…
Biến chứng các cơ quan lân cận
Viêm họng có thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp xuất hiện sau viêm họng, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm tai xương chũm với triệu chứng sốt cao, hốc hác, đau tai, nghe kém, chảy mủ. Biến chứng nặng có thể gây t.ử v.ong.
Biến chứng phế quản và phổi
Viêm họng có thể lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản, viêm khí quản hoặc viêm phế quản. Nhiều trường hợp người bệnh bị nhiễm lạnh, vi trùng có thể từ đường hô hấp trên nhanh chóng tiến vào phổi gây viêm phổi. Viêm phổi có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, khó thở và nguy cơ t.ử v.ong cao.
Biến chứng tim, thận, khớp
Trong các tác nhân gây bệnh viêm họng thì liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus nhóm A) khi xâm nhập vào họng có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp và thấp tim. Nguyên nhân vì vỏ của liên cầu khuẩn có cấu tạo giống cơ tim, thận và khớp. Cơ thể tạo ra kháng thể tấn công vi khuẩn, cũng đồng thời có thể phá hủy mô nội mạc tim. Điều này xảy ra tương tự ở thận và khớp. Thấp tim có thể dẫn đến viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, gây rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ và thậm chí là t.ử v.ong.
Tăng nguy cơ ung thư vòm họng
Ngoài ra, tình trạng viêm họng mạn tính có thể gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do tình trạng ho nhiều, nhất là vào ban đêm. Nó thậm chí có thể diễn tiến thành ung thư vòm họng nếu không phát hiện và ngăn chặn sớm.
Viêm họng mãn tính điều trị như thế nào?
Ảnh minh họa
Điều trị viêm họng bằng thuốc
Do tính chất dai dẳng của viêm họng hạt mãn tính, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng này bao gồm:
– Thuốc giảm ho: Làm dịu cơn ho dai dẳng để ngăn chặn áp lực trong cổ họng.
– Thuốc long đờm: Có tác dụng làm sạch đờm ở cổ họng, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
– Thuốc kháng sinh: Có tác dụng diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Tiểu phẫu đốt họng hạt
Được dùng khi tình trạng viêm nhiễm quá nặng, hạt to và mọc nhanh. Tia nhiệt điện hoặc tia laze được sử dụng để loại bỏ các hạt viêm họng hạt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chi phí khá cao, có thể tái phát và dẫn đến biến chứng như viêm họng, mất m.áu, sẹo họng,…