Silicone lỏng đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam hơn 30 năm, thế nhưng đến nay, không ít trường hợp vẫn gặp phải biến chứng nặng nề do tiêm phải chất này.
Năm 1991, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đưa silicone lỏng vào danh sách cấm sử dụng. Ảnh minh họa: Pexels.
Mới đây, TikToker Việt Phương Thoa đăng tải một đoạn clip với hình ảnh gương mặt bị sưng đau, biến dạng. Chia sẻ với Tri Thức – Znews, cô cho biết đây là biến chứng do thẩm mỹ từ 6 năm trước.
“Năm 2017, tôi có gương mặt hóp và cằm chẻ nên muốn tiêm filler để gương mặt đầy đặn hơn. Sau đó, tôi đã tiêm filler tại một spa nhưng 6 năm rồi mà filler trên mặt không tan. Cách đây 6 tháng, hai má tôi sưng đau. Tôi đến bệnh viện để tiêm tan filler nhưng bác sĩ đã chẩn đoán đây là silicone”, Việt Phương Thoa kể lại.
Cô gái sinh năm 1998 chưa hết lo lắng và trải qua cuộc phẫu thuật đầy đau đớn để nạo silicone ra khỏi cơ thể. Cô đang trong quá trình hồi phục.
Silicone đã bị cấm tại Việt Nam từ 30 năm nay. Do đó, một người vô tình phát hiện bản thân đã tiêm phải silicone trước đó và không may gặp biến chứng, là điều kinh khủng. Bởi, việc loại bỏ silicone ra khỏi cơ thể, nhất là trên vùng da rộng, là không đơn giản.
Trả giá đắt
Bác sĩ Đinh Phương Đông, Phó khoa Bỏng – Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM), cho biết silicone là chất cao phân tử có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong đó, silicone lỏng thường được gọi là mỡ nhân tạo.
Trước đây, chất lỏng này thường được dùng để bơm đầy các khoảng khuyết dưới da và cũng dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ.
Tuy nhiên, từ năm 1965, người ta đã bắt đầu đã nhận ra những biến chứng nguy hiểm của việc bơm silicone lỏng vào cơ thể người, đặc trưng là sự xuất hiện của các u hạt.
Năm 1991, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đưa silicone lỏng vào danh sách cấm sử dụng. Năm 1995, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành quy định cấm tiêm silicone trực tiếp vào các bộ phận của cơ thể.
Thế nhưng đến nay, không ít trường hợp vẫn gặp phải biến chứng nặng nề do tiêm phải chất này.
Việt Phương Thoa bị biến chứng sau 6 năm tiêm silicone lỏng. Ảnh từ video clip.
TS.BS Hoàng Thanh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y, Hà Nội, cho hay: “Ngày nay, chúng ta gặp rất nhiều kiểu quảng cáo đ.ánh vào lòng tin và mong muốn đẹp ngay, không phải phẫu thuật của chị em. Điều này khiến nhiều phụ nữ ‘mắc bẫy’. Bản chất của các phương pháp đó đều là đưa chất làm đầy vào cơ thể và thường không có nguồn gốc”,
Chuyên gia chia sẻ có người bỏ ra hàng tỷ đồng để tiêm chất làm đầy từ đầu đến chân, khi gặp biến chứng mới cầu cứu bác sĩ. Khi đến viện, bác sĩ không thể nhận diện đó là chất gì. Nhiều trường hợp biến chứng viêm nhiễm, sưng tấy, nhiều hình thái khác nhau.
Mổ lấy silicone lỏng là một phẫu thuật lớn, thường phải gây mê, khoảng bóc tách rộng. Sự hiện diện của mô ghép làm cho thời gian theo dõi chăm sóc hậu phẫu kéo dài, khó khăn.
Nếu mô bị thâm nhiễm là những vùng quan trọng như mi mắt, ống lệ mũi (dẫn nước mắt), sụn mũi, không thể lấy hết 100%. Bởi chúng là những cấu trúc quan trọng của khuôn mặt, cần bảo tồn bằng mọi giá.
Theo các bác sĩ, để làm đẹp an toàn hơn, người dân có thể lựa chọn tiêm filler. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn trọng, một số cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng vẫn sử dụng silicone lỏng để thay thế.
Tiêm bất cứ chất nào cũng cần thận trọng
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E (Hà Nội), cho biết filler là chất được dùng trong thẩm mỹ. Chất liệu tiêm filler tiêu chuẩn là axit hyaluronic.
Đây là một dạng axit hữu cơ có trong cơ thể người, thường được triết xuất từ bò và có thể tan trong cơ thể sau khoảng 1-1,5 năm.
Để đảm bảo an toàn, bạn cần tới bệnh viện uy tín hoặc các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép để thực hiện các thủ thuật. Ảnh minh họa: Ngọc Hiền.
Chất làm đầy khi được tiêm vào cơ thể sẽ định hình và nằm cố định tại bộ phận thực hiện. Do đó, việc tiêm số lượng lớn chất làm đầy vào lòng mạch hoặc xung quanh mạch m.áu tạo ra một khối chèn ép vào mạch gây tình trạng thiếu m.áu, dẫn đến hoại tử.
“Dấu hiệu đầu tiên bệnh nhân cảm nhận được khi tắc mạch là cơn đau khủng khiếp. Lúc này, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế lớn để điều trị nhanh nhất có thể”, bác sĩ Minh nói.
Bác sĩ Nguyễn Đình Minh nhận định nhu cầu làm đẹp của người dân rất lớn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn cần tới bệnh viện uy tín hoặc các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép để thực hiện các thủ thuật có xâm nhập như tiêm filler, tiêm botox, căng chỉ da mặt…, tránh các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
TS.BS Trần Nguyên Ánh Tú, Trưởng khoa Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, cho biết mặc dù là kỹ thuật ít xăm lấn, tiết kiệm, mang lại hiệu quả, filler vẫn có những rủi ro nhất định và không phải bất cứ khuyết điểm vùng trũng nào cũng có thể được giải quyết bằng filler.
Đồng thời, tiêm filler hay chất làm đầy là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thực hiện phải là bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm để tránh gây tai biến như tắc mạch, hoại tử da, loét da, áp xe.
Tuy nhiên, nhiều cơ sở spa, thẩm mỹ viện… không được cấp phép tiêm filler nhưng vẫn thực hiện, bằng chứng là đã có hàng loạt biến chứng xảy ra từ hành động nguy hiểm này.
“Đa số người tiêm tại các cơ sở trôi nổi này đều gặp tai biến, biến chứng, thậm chí n.hiễm t.rùng, ảnh hưởng tính mạng. Do đó, không chỉ riêng filler, bất kỳ tiêm bất cứ chất gì vào cơ thể, chúng ta phải thận trọng, lắng nghe ý kiến bác sĩ để tránh hậu quả đau lòng”, TS Tú khuyến cáo.
FDA phê duyệt vaccine COVID-19 mới cập nhật cho t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 8/12 đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 mới cập nhật của Pfizer và Moderna cho t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi.
Vaccine mới cập nhật của Pfizer và Moderna có khả năng chống lại các biến thể của Omicron và đang được áp dụng cho t.rẻ e.m từ 5 t.uổi trở lên.
(Ảnh minh họa)
Quyết định của FDA nhằm bảo vệ t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi không bị bệnh nặng và nhập viện nếu mắc COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ đang gia tăng nhanh chóng ở Mỹ.
Mũi tiêm tăng cường mới cập nhật của Pfizer và Moderna sẽ chính thức được đưa vào sử dụng sau khi được cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh phê duyệt.
Hiện nay mới chỉ có 3% t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi và gần 5% t.rẻ e.m từ 2 tới 4 t.uổi ở Mỹ đã tiêm phòng COVID-19.