Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc

Thời tiết giao mùa đông xuân, mưa phùn, nồm ẩm, số lượng bệnh nhi đến khám vì hô hấp tăng vọt.

Trẻ bị viêm đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sổ mũi khiến bố mẹ lo lắng. Khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị hoặc nghe theo lời mách bảo của người xung quanh, tự dùng các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc…

Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống, hoặc khi bác sĩ kê đơn kháng sinh thì nhiều bậc phụ huynh tự ý thay đổi liều thuốc cũng như khi thấy bệnh tình trẻ đỡ hơn thì tự ý dừng kháng sinh.

Những việc làm này rất nguy hiểm vì kháng sinh cần phải sử dụng đủ liều mới phát huy tác dụng. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định cho dùng kháng sinh từ 7 – 10 ngày nhằm phát huy tối đa tác dụng của thuốc cũng như hạn chế tác dụng phụ và tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Nếu không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì những ảnh hưởng của lạm dụng kháng sinh khiến trẻ nhỏ có thể gặp phải rất nhiều hậu quả.

Hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất là kháng kháng sinh. Đây là tình trạng vi khuẩn kháng lại hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh. Vi khuẩn sẽ thay đổi, làm giảm phần nào hoặc loại bỏ hiệu quả của thuốc kháng sinh dùng để chữa bệnh.

Nếu sau khi điều trị kháng sinh, những vi khuẩn còn sống sót sẽ có thể nhân lên, đồng thời nó còn truyền các đặc tính cho các thế hệ sau. Các đặc tính đó có thể là tình trạng kháng thuốc, khiến cho số lượng chủng loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng. Hậu quả của việc kháng kháng sinh là khiến cho bệnh nặng hơn và tái đi tái lại thường xuyên, thời gian phục hồi lâu hơn, phương pháp và chi phí điều trị cao hơn, đặc biệt khi không có thuốc điều trị hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Đồng thời, bởi kháng sinh có tác dụng chính là t.iêu d.iệt vi khuẩn, tuy nhiên, những vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi đối với cơ thể trẻ bị t.iêu d.iệt nếu cho trẻ sử dụng liều cao dài ngày hoặc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Vì vậy, những vi khuẩn có lợi cho đường ruột đã bị t.iêu d.iệt nên trẻ dễ bị loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy, buồn nôn hay phát ban…

Một trong những ảnh hưởng khác của lạm dụng kháng sinh ở t.rẻ e.m chính là gây hại đến gan và thận. Khi sử dụng số loại kháng sinh cho t.rẻ e.m sẽ gây tổn hại đến gan, thận… Do đó, lạm dụng kháng sinh ở t.rẻ e.m rất nguy hiểm.

Phụ huynh không nên sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không thật sự cần thiết. Nếu trẻ bị các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc một số trường hợp bị viêm phế quản, viêm mũi họng ở mức độ nhẹ mà trẻ vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường, không có biểu hiện nặng lên… thì chưa nhất thiết phải vội vàng dùng kháng sinh.

Thay vào đó, phụ huynh nên hạ sốt cho trẻ nếu trẻ có sốt, tăng cường uống nước và cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng… Sau 1 tuần trẻ không có biểu hiện khả quan hơn và bệnh dần nặng lên thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ khám và chỉ định thuốc phù hợp, không tự ý dùng kháng sinh ở nhà cho trẻ.

Khi trẻ bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, phụ huynh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian, liều dùng cũng như kết hợp thuốc kháng sinh với các thức ăn đồ uống thông thường… để thuốc phát huy hết các tác dụng, để vi khuẩn không có cơ hội kháng kháng sinh.

Nhiều bệnh gia tăng khi thời tiết nồm ẩm

Giai đoạn chuyển từ mùa Đông sang mùa Xuân, có mưa phùn kèm theo nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ ngày 9 đến 16/2, TP ghi nhận 8 ca mắc sốt xuất huyết, không có ổ dịch mới.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 432 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Cũng theo CDC Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 70 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023) nhưng hiện không có ổ dịch mới. Ngoài ra, với dịch Covid-19, hiện nước ta vẫn đang kiểm soát tốt. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh cũng chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Ảnh minh họa

Các chuyên gia y tế lưu ý, theo quy luật, ngay sau Tết Nguyên đán là giai đoạn chuyển từ mùa Đông sang mùa Xuân, có mưa phùn kèm theo nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, nếu không chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *