Trưa nay 23/3, bác sĩ Tôn Thất Toàn, Phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa cho biết, mặc dù y – bác sĩ các cơ sở y tế trong tỉnh đã nỗ lực điều trị tích cực hơn một tuần qua, nhưng bệnh nhân Bùi T.Đ (SN 2003, trú ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), sinh viên Trường Đại học Nha Trang, đã t.ử v.ong trong sáng cùng ngày, do bệnh trạng chuyển biến nặng, phổi xơ cứng hoàn toàn.
Theo CDC Khánh Hòa, bệnh nhân Bùi T.Đ khởi phát bệnh ngày 11/3, khi đang lưu trú tại ký túc xá Trường Đại học Nha Trang và đã tự đi mua thuốc tân dược để uống, nhưng bệnh không giảm. Đến ngày 15/3 bệnh nhân về nhà ở thị xã Ninh Hòa, có tiếp xúc với người thân trong gia đình trước khi đến Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa khám bệnh với kết quả chẩn đoán viêm họng, thanh quản cấp, theo dõi sốt xuất huyết Dengue, nhưng Đ từ chối nhập viện mà xin điều trị ngoại trú theo chỉ định của bác sĩ trong đơn thuốc.
Tuy nhiên, do mệt nhiều nên trưa 16/3 bệnh nhân vào Khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa trong tình trạng sốt cao, đau bụng quanh rốn, phân lỏng và được điều trị tại Khoa truyền nhiễm với chẩn đoán nhiễm khuẩn ruột, nhiễm trùng huyết, theo dõi sốt xuất huyết Dengue.
Ký túc xá Trường Đại học Nha Trang – nơi bệnh nhân Bùi T.Đ lưu trú trước khi khởi phát bệnh đã được khử khuẩn bằng Cloramin B.
Đến sáng hôm sau (17/3), diễn biến bệnh trạng nặng nên Bùi T.Đ được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, chiều 18/3 bệnh nhân khó thở, thở nhanh, SpO2 80% nên phải đưa sang Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để kích thích, thở máy qua nội khí quản, phổi nghe ran nổ cả hai phế trường, huyết áp phụ thuộc vận mạch liều 0.15 mcg/phút.
Trong văn bản chiều 20/3 của Viện Pasteur Nha Trang thông báo kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân Bùi T.Đ bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR đã chẩn đoán viêm phổi nặng do cúm A/H5, nên phải chuyển tiếp bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa trong chiều cùng ngày.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa – nơi cuối cùng điều trị bệnh nhân Bùi T.Đ.
Hơn một tuần qua, CDC Khánh Hòa đã tiếp cận, điều tra dịch tễ, tiến hành tư vấn, giám sát, theo dõi sức khỏe 4 người thân trong gia đình Bùi T.Đ cùng 20 y – bác sĩ, điều dưỡng viên, nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa có tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Mặt khác, một tổ công tác của CDC Khánh Hòa phối hợp Trường Đại học Nha Trang khử khuẩn bằng Cloramin B trong khu ký túc xá, theo dõi sức khỏe 66 sinh viên cùng lớp, cùng phòng lưu trú trong ký túc xá với Bùi T.Đ; trong số đó có thu thập 6 mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm cho kết quả âm tính với virus cúm A/H5.
Trong ngày 21/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa đã thu thập nhiều mẫu bệnh phẩm trên đàn gà, vịt tại nhà riêng và gần nơi cư trú của bệnh nhân để xét nghiệm, kết quả đều âm tính.
Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo CDC, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở khám – chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tăng cường các biện pháp giám sát, phòng chống cúm A/H5
Thanh niên 21 t.uổi vẫn nguy kịch vì sốt xuất huyết
Nam thanh niên 21 t.uổi có nền bệnh di truyền, dẫn tới bị sốc, suy đa cơ quan và vỡ hồng cầu.
Nam bệnh nhân được điều trị tích cực suốt 32 ngày do sốt xuất huyết Dengue nặng. Ảnh: BVCC.
Sáng 22/1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) cho biết đơn vị này vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân nam bị sốt xuất huyết Dengue nặng, dẫn đến thiếu m.áu tán huyết, suy đa cơ quan.
Trước đó, nam thanh niên có triệu chứng sốt, đau mỏi cơ, tự mua thuốc giảm đau uống nhưng không bớt. Đến ngày mắc bệnh thứ 4, gia đình đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng sốt cao, đau cơ, nước tiểu đỏ toàn dòng. Bệnh nhân có thể trạng thừa cân.
Thời điểm nhập viện, thanh niên vẫn sốt cao, li bì, tụt huyết áp, thở nhanh, vàng da. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue nặng thể não, sốc, tổn thương gan nặng, tán huyết cấp.
Bác sĩ lập tức điều trị thở máy, chống sốc tích cực, hỗ trợ gan và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân tán huyết.
Những ngày sau đó, tình trạng sốc của bệnh nhân được kiểm soát nhưng tán huyết vẫn tăng nặng. Bệnh nhân bị suy gan, suy thận thiểu niệu, vàng da. Nam thanh niên được chẩn đoán tán huyết do thiếu men G6PD.
Bác sĩ tiếp tục chỉ định thay huyết tương, lọc m.áu liên tục, truyền m.áu và chế phẩm m.áu, truyền thuốc để ổn định huyết động, điều chỉnh điện giải, cân bằng dịch.
Sau nhiều ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện, suy thận hồi phục, có nước tiểu, vàng da giảm, hết tán huyết. Sau 32 ngày điều trị, nam thanh niên hồi phục, được cai máy thở, tự ăn uống.
Theo y văn, thiếu men G6PD, biểu hiện bằng định lượng men G6PD thấp, là một bệnh lý di truyền. Đa phần bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện nhẹ nếu mức độ thiếu men G6PD không nhiều.
Tuy nhiên, trong số ít trường hợp, bệnh nhân sẽ vào đợt tán huyết cấp (vỡ hồng cầu) khó kiểm soát sau khi bị n.hiễm t.rùng nặng hoặc sử dụng các thuốc có tính oxy hóa cao. Lúc này, hồng cầu vỡ hàng loạt, gây thiếu m.áu cấp, có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không kiểm soát kịp thời.
Đây là một trong số những trường hợp sốt xuất huyết Dengue nặng, suy đa cơ quan điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong thời gian vừa qua.
Các bác sĩ nhận định khuynh hướng sốt xuất huyết Dengue có thể xuất hiện ở người lớn với các biểu hiện nặng nề như sốc, xuất huyết hoặc suy cơ quan dẫn đến t.ử v.ong.
Đặc biệt, trên các cơ địa béo phì, có các bệnh lý nền (tim, thận, gan, bệnh lý m.áu, thai kỳ,…), diễn tiến của sốt xuất huyết Dengue cũng có thể trở nên phức tạp trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên chủ động phòng tránh mắc bệnh bằng cách ngăn ngừa muỗi đốt (ngủ màn, dùng thuốc thoa phòng muỗi đốt), diệt lăng quăng.
Trong trường hợp sốt cao trên 2 ngày, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc sốt kèm mệt mỏi, vàng da, nôn ói, người bệnh cần được đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.