Sau khi uống thuốc điều trị cảm cúm không đỡ, người đàn ông thấy đau mỏi khớp khuỷu tay và tiếp tục tự mua thuốc giảm đau xương khớp về uống.
Vài phút sau, người bệnh xuất hiện rét run, vã mồ hôi, nổi ban đỏ toàn thân phải nhập viện.
Thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ vừa tiến hành cấp cứu cho một người đàn ông 58 t.uổi nhập viện với biểu hiện sốc phản vệ. Qua khai thác từ người nhà bệnh nhân được biết, khoảng vài ngày trước người bệnh bị cảm cúm nên đã tự ý mua thuốc về uống. Sau vài ngày cảm cúm không đỡ, người bệnh thấy đau mỏi khớp khuỷu tay và tiếp tục tự mua thuốc giảm đau xương khớp về uống.
Vài phút sau khi uống thuốc, người bệnh xuất hiện rét run, vã mồ hôi, nổi ban đỏ toàn thân. Trước đó, người bệnh đã từng bị sốc phản vệ nhưng không rõ loại thuốc nên lần này thấy biểu hiện giống lần trước, gia đình nhanh chóng đưa người bệnh đến cấp cứu tại bệnh viện.
Người bệnh nhập viện trong tình trạng mạch nhanh, huyết áp tụt (80/50mmHg), thở rít, nổi ban đỏ toàn thân. Xác định người bệnh có biểu hiện của phản vệ độ III nên các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực và điều trị theo phác đồ phản vệ cho người bệnh. Sau hơn 1 ngày theo dõi, sức khỏe người bệnh ổn định.
Các bác sĩ cảnh báo, việc người dân tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những trường hợp có t.iền sử dị ứng thuốc, đồ ăn, thời tiết… Nếu không được xử trí kịp thời người bệnh có thể t.ử v.ong bất cứ lúc nào.
Việc tự mua và uống thuốc có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng như loét dạ dày, tổn thương gan, suy giảm chức năng thận, rối loạn hoạt động các cơ quan. Trường hợp tự ý dùng thuốc chữa bệnh không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra những phản ứng phụ như dị ứng, mẫn cảm và nặng nhất là phản ứng phản vệ nguy hiểm có thể t.ử v.ong.
Dấu hiệu cảnh báo vết loét nguy hiểm
Tôi mới đi cắm trại về, trên người có một số vết côn trùng đốt. Tôi rất sợ mình bị bệnh sốt mò.
Xin hỏi dấu hiệu của bệnh này như thế nào?
Tôi mới đi cắm trại về, trên người có một số vết côn trùng đốt. Tôi rất sợ mình bị bệnh sốt mò. Xin hỏi dấu hiệu của bệnh này như thế nào?
TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên. Bệnh nhân mắc sốt mò có tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu.
Sốt mò biểu hiện đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán.
Thời gian ủ bệnh từ 6 đến 21 ngày (kể từ khi bị ấu trùng mò đốt). Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ.
Sau 4-5 ngày, chúng vỡ ra thành nốt kích thước 0,5-2 cm, có vảy đen. Khi bong vảy, nó sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc đen tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Vết loét không đau nên dễ bỏ sót.
Vết loét gặp trong khoảng 80% trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm như nách, bẹn, bộ phận s.inh d.ục, ngực, cổ, bụng, vành tai hoặc một số ít tại lưng, mi mắt, rốn, mông.
Các tạng bị tổn thương thường gặp nhất là phổi với tình trạng viêm, tràn dịch màng phổi gây suy hô hấp cấp phải hỗ trợ bằng thở máy. Tiếp đến là gan với tình trạng tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng lọc m.áu liên tục và thay huyết tương. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não…
Những ai nghi ngờ mình mắc bệnh qua những triệu chứng trên nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.