Thời tiết giao mùa có độ ẩm cao, nhiều ẩm mốc, cùng với khí hậu thay đổi thất thường, làm cho sức đề kháng giảm khiến t.rẻ e.m và người lớn dễ mắc bệnh viêm màng não mô cầu.
Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi từ sớm. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều người là khi mắc bệnh lại đi khám muộn hoặc tự ý điều trị khiến bệnh tình ngày một phức tạp hơn.
Dấu hiệu nhận biết mắc viêm màng não mô cầu
Bệnh viêm màng não do não mô cầu (viêm màng não mô cầu) xuất hiện tản phát trong suốt năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa đông xuân. Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do đó các triệu chứng của bệnh xuất hiện đột ngột, bao gồm:
Sốt cao đột ngột
Buồn nôn, nôn
Đau đầu dữ dội
Có thể lơ mơ hoặc hôn mê
Cổ cứng
Xuất hiện tử ban điển hình: Xảy ra 1-2 ngày sau sốt, lúc đầu dạng chấm sau đó lan nhanh như hình bản đồ hay dạng bọng nước, kích thước 1-2mm đến vài cm. Tử ban có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, bờ không đều, bề mặt phẳng đôi khi có hoại từ ở trung tâm, thường xuất hiện ở vùng hông và hai chi dưới.
Bất kỳ ai đều có khả năng bị viêm màng não mô cầu, tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Ảnh minh họa
Bệnh viêm màng não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Tuy nhiên, viêm màng não mô cầu có thể dẫn tới t.ử v.ong hoặc tàn tật chỉ trong vòng 24 giờ. Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.
Đường lây truyền bệnh viêm màng não mô cầu
Bệnh viêm màng não mô cầu rất dễ lây truyền qua đường hô hấp do hít phải những giọt nhỏ dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh và có thể bùng phát thành dịch. Những con đường lây bệnh viêm màng não mô cầu gồm:
Tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng, nhất là ở khu công cộng, nơi đông người như trường học, siêu thị, khu vui chơi…
Hôn môi
Dùng chung dụng cụ cá nhân
Nguồn thực phẩm bị ô nhiễm
Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Ảnh: VNVC
Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu
Viêm màng não là bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao và để lại nhiều di chứng nguy hiểm, để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn và t.rẻ e.m cần:
– Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đặc biệt là địa phương có bệnh lưu hành, để người dân hiểu và phát hiện sớm bệnh, tiến hành cách ly bệnh nhân và hợp tác với cán bộ y tế phòng dịch.
– Giữ vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, giữ vệ sinh môi trường, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
– Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân: Tăng cường rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
– Không chia sẻ đồ dùng cá nhân.
– Giữ khoảng cách với người nghi ngờ mắc bệnh hoặc người bệnh.
– Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng – hoạt động thể chất lành mạnh.
– Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng.
– Địa điểm ổ dịch cũ phải giám sát, phát hiện ngay các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi. Có thể xét nghiệm bệnh nhân cũ và người lân cận nếu có điều kiện, để tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu.
– Tiêm vaccine là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Nếu trẻ chưa được tiêm phòng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vaccine và phác đồ tiêm phù hợp.
Thiếu m.áu não thoáng qua làm sao phân biệt với bệnh lý khác?
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ. Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột, chỉ kéo dài vài phút, thường được xem là một dấu hiệu cảnh báo của một cơn đột quỵ trong tương lai.
Vậy làm sao để nhận biết được cơn thiếu m.áu não thoáng qua và phân biệt với các bệnh lý khác ?
Cần cảnh giác với cơn thiếu m.áu não thoáng qua
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua là tình trạng mạch m.áu đến não bị tắc nghẽn tạm thời gây ra triệu chứng khá giống với đột quỵ nhưng không gây ra nhồi m.áu cấp tính hoặc tổn thương vĩnh viễn. Các triệu chứng này chỉ kéo dài từ vài phút, vài giờ và không bao giờ quá 24 giờ.
Vì vậy cơn thiếu m.áu não thoáng qua còn được gọi là một cơn đột quỵ nhỏ, nó thường là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai.
Nguyên nhân cơ bản gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua thường là do tình trạng xơ vữa trong động mạch hoặc một nhánh cung cấp m.áu cho não, dẫn đến giảm lưu lượng m.áu qua động mạch hoặc tạo điều kiện hình thành cục m.áu đông. Cục m.áu đông hình thành từ một vị trí khác trong cơ thể (ví dụ như tim) rồi di chuyển đến mạch m.áu cung cấp m.áu cho não cũng có thể gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua.
Biểu hiện thiếu m.áu não thoáng qua
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua với các triệu chứng xuất hiện và biến mất nhanh chóng có thể khiến người bệnh chủ quan, không đi khám. Nhưng theo nghiên cứu có đến 1/3 số người đã thực sự bị đột quỵ trong vòng một năm sau khi bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Đây được xem là một yếu tố cảnh báo đột quỵ cần lưu ý với 3-4% nguy cơ hàng năm, 11% nguy cơ trong 7 ngày sau cơn thiếu m.áu não thoáng qua và 24-29% nguy cơ trong 5 năm tiếp theo. Trong số những bệnh nhân được cấp cứu đột quỵ thiếu m.áu cục bộ, có 7% đến 40% trường hợp báo cáo đã bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua trước đó.
Nhiều cơn đột quỵ có thể được ngăn chặn bằng cách lưu ý các dấu hiệu của cơn thiếu m.áu não thoáng qua và điều trị các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Nếu trước đây đã từng bị đột quỵ, hãy chú ý cẩn thận đến các dấu hiệu của cơn thiếu m.áu não thoáng qua, vì chúng có thể báo hiệu một cơn đột quỵ thứ hai có thể xảy ra trong tương lai.
Nhận biết và phân biệt cơn thiếu m.áu não thoáng qua
Các triệu chứng của cơn thiếu m.áu não thoáng qua xảy ra đột ngột và hầu hết biến mất trong vòng một giờ, hiếm khi các triệu chứng kéo dài đến 24 giờ. Các triệu chứng giống với các dấu hiệu sớm trong một cơn đột quỵ, cụ thể:
– Người bệnh yếu, tê hoặc liệt ở một bên cơ thể.
– Lú lẫn, khó nói hoặc khó hiểu người khác đang nói gì.
– Nhìn mờ hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
– Chóng mặt.
– Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
– Mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp cơ thể
Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân cảnh giác với thiếu m.áu não thoáng qua
Tuy nhiên, một người có thể bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua nhiều lần với các triệu chứng giống hoặc khác nhau. Chính vì vậy, cơn thiếu m.áu não thoáng qua cần được chẩn đoán phân biệt với các tình trạng: đột quỵ, bóc tách động mạch cảnh, viêm màng não, viêm màng não mô cầu, đa xơ cứng, xuất huyết dưới nhện, ngất.
Để nhận biết phân biệt chính xác tình trạng thiếu m.áu não thoáng qua chúng ta cần phải đi đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa khám, đ.ánh giá kỹ càng.
Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta có thể phân loại ban đầu. Ví dụ khi chỉ xảy ra một triệu chứng đơn độc thì không phải đó là đột quỵ. Nếu như triệu chứng đó là chóng mặt, đối với những ai tìm được nguyên nhân gây chóng mặt, ví dụ say tàu xe, uống rượu bia quá nhiều, mất ngủ nhiều… sẽ dẫn đến rối loạn chức năng thăng bằng làm cho chúng ta chóng mặt. Đây chỉ là chóng mặt đơn thuần thôi, bệnh nhân nên nằm nghỉ.
Cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân bị chóng mặt kèm theo buồn nôn. Khi ta nhắm mắt lại sẽ cảm thấy đỡ còn nếu mở mắt ra thì chúng ta thấy căn nhà xoay tròn, kèm nôn mửa nhiều, đó là triệu chứng của rối loạn t.iền đình.
Rất nhiều bệnh nhân cũng ngộ nhận trường hợp thiếu m.áu não thoáng qua hay đột quỵ nhẹ là rối loạn t.iền đình. Do đó, nôn ói (không yếu tay chân, nói đơ, mất cảm giác nửa người) chính là rối loạn t.iền đình đơn thuần. Nhưng nếu như chóng mặt, nôn ói kèm theo tê yếu tay chân, nói đớ, mặt méo thì không phải rối loạn t.iền đình, đó là hiện tượng đột quỵ đáng quan tâm, chúng ta cần đưa người đó đi bệnh viện ngay.
Làm rớt đồ chưa chắc đã là triệu chứng thiếu m.áu não. Hiện tượng rớt đồ đạc có thể xảy ra trong lúc chúng ta đang quá tập trung vào việc khác cùng lúc nên bị lơ là việc cầm nắm. Do đó, cần xem kỹ việc làm rớt đồ có kèm yếu tay chân, yếu nửa người, nói khó… hay không thì mới xác định đây là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
Cần làm gì khi bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua?
Mặc dù các triệu chứng của cơn thiếu m.áu não thoáng qua có thể biến mất sau đó, nhưng khó có thể phân biệt được các triệu chứng trên là cơn thiếu m.áu não thoáng qua hay đột quỵ. Do đó, điều quan trọng là không nên chờ đợi, mà cần đến bệnh viện ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng đột quỵ nào.
Nếu vừa bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua hoặc đã bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua trước đó nhưng chưa được đ.ánh giá y tế thì cũng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Điều quan trọng là cần xác định được nguyên nhân gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua, để từ đó có biện pháp ngăn ngừa các biến cố sức khỏe trong tương lai.
Tùy vào nguyên nhân gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị. Bao gồm điều trị nội khoa, chẳng hạn như sử dụng thuốc chống tập kết tiểu cầu có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ; can thiệp xâm lấn hoặc phẫu thuật.
Đối với các vấn đề sức khỏe là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu, bệnh động mạch cảnh, bệnh tim… cần tuân thủ điều trị và kiểm soát tốt.
Ngoài ra, việc thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, bao gồm không hút thuốc, hạn chế rượu bia, có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.