Ngày 21/3, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực vừa phẫu thuật thành công ca bướu giáp khổng lồ thòng xuống trung thất qua đường cổ cho nữ bệnh nhân 50 t.uổi.
Bệnh nhân Hồ H.K. (SN 1973, trú quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) phát hiện bướu giáp cách đây 10 năm tuy nhiên khi khám ở nhiều nơi, các bác sĩ khuyên chỉ theo dõi không can thiệp.
Bệnh nhân nghe tin u lành nên chủ quan, không theo dõi, khoảng một năm trở lại đây, bệnh nhân nuốt vướng, đau tức ngực, cảm giác khó thở, nhất là khi nằm. Đi khám, bệnh nhân được bác sĩ cho chỉ định chụp XQ ngực, chẩn đoán theo dõi u trung thất và nhập khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng để điều trị.
Qua khám lâm sàng, bác sĩ phát hiện có khối u ở thùy phải tuyến giáp. Đồng thời, trên phim XQ ngực có khối u vùng trung thất trên chèn ép khí quản ngực.
Xét thấy khả năng đây là bướu giáp lớn thòng xuống trung thất nên bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực chỉ định chụp CT cổ ngực có thuốc cản quang tĩnh mạch để khảo sát những tổn thương của bệnh nhân.
Bệnh nhân ổn định sau mổ
Kết quả chụp theo dõi một khối bướu giáp thùy phải lớn thòng xuống trung thất, kích thước 5×15cm, phần dưới khối u nằm ở vùng trung thất sau chạm đến động mạch chủ của bệnh nhân, khối u đẩy xẹp 50% khẩu kính khí quản ngực.
Bệnh nhân được chỉ định mổ cắt thùy phải tuyến giáp có khối u này. Ca phẫu thuật kéo dài 2,5 giờ đồng hồ. Cuộc phẫu thuật diễn ra tương đối khó khăn do khối u lớn, lâu ngày dính vào các tổ chức lân cận.
Tuy nhiên, các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực đã rất cẩn thận, khéo léo trong việc phẫu thuật, đưa khối u ra khỏi lồng ngực bệnh nhân qua đường mổ ở cổ mà không cần cưa xương ức. Đồng thời bảo tồn được dây thần kinh chi phối giọng nói, tuyến cận giáp và ngăn ngừa tình trạng c.hảy m.áu trong và sau mổ.
BSCKII Thân Trọng Vũ (Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân) cho biết, bướu giáp thòng trung thất chiếm 1-20% các trường hợp phẫu thuật tuyến giáp, độ t.uổi hay gặp từ 50-60 t.uổi. Nữ mắc bệnh gấp 4 lần so với nam giới.
Với những trường hợp bướu giáp thòng trung thất có kích thước lớn nằm sâu trong lồng ngực, đôi khi phải sử dụng đường mổ cưa xương ức hoặc nội soi lồng ngực hỗ trợ kết hợp đường mở ngang cổ mới có thể giải quyết được tình trạng bệnh. Do tính chất khó khăn, phức tạp của bướu nên nguy cơ c.hảy m.áu trong mổ, tổn thương dây thần kinh chi phối cho giọng nói ở các bệnh nhân bướu giáp thòng rất cao.
Bác sĩ Vũ khuyến cáo, khi phát hiện khối u vùng cổ di động theo nhịp nuốt, bệnh nhân nên đến chuyên khoa phẫu thuật tuyến giáp để chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để bướu giáp lớn, sâu vào trong lồng ngực sẽ gây những biến chứng như chèn ép khí quản, thực quản, mạch m.áu thần kinh, ung thư hóa.
Đồng thời, hạn chế được các nguy cơ trong và sau phẫu thuật như phải chẻ xương ức mới có thể lấy được bướu, c.hảy m.áu trong và sau mổ, tổn thương dây thần kinh chi phối cho giọng nói và hạ canxi m.áu do tổn thương tuyến cận giáp.
N.am s.inh bị đứt lìa phế quản gốc phổi trái được cứu sống
N.am s.inh lớp 10 bị đứt lìa phế quản gốc của phổi trái do tai nạn giao thông đã được các y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng phẫu thuật, cứu thành công.
Chiều 11/1, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực vừa phẫu thuật cấp cứu, cứu thành công n.am s.inh lớp 10 bị đứt lìa phế quản gốc của phổi trái do tai nạn giao thông.
Trước đó, ngày 1/1, bệnh nhân N.Q.T. (15 t.uổi, trú huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tai nạn giao thông, được đưa đến bệnh viện tuyến dưới xử trí ban đầu và chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, chấn thương ngực bụng, tràn khí, tràn m.áu màng phổi 2 bên đã dẫn lưu tại tuyến dưới, đứt lìa phế quản gốc của phổi trái gây suy hô hấp, chèn ép phổi, tim.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các y, bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng khẩn cấp làm các xét nghiệm, chụp CT và chuyển mổ cấp cứu. Các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực phối hợp cùng khoa Cấp cứu và khoa Gây mê hồi sứ thực hiện mở cấp cứu lồng ngực, xử trí tổn thương đứt lìa phế quản gốc phổi trái cho bệnh nhân.
Tổn thương đứt lìa phế quản gốc phổi trái này cách chỗ chia đôi của khí quản – phế quản 0,5cm, nằm sâu, che khuất bởi động mạch phổi, quai động mạch chủ, tổn thương phức tạp, mất tổ chức, bầm dập. Ê kíp mổ phải cắt lọc tiết kiệm, sử dụng mảnh ghép là màng ngoài tim để tạo hình lại mặt sau của phế quản gốc trái, tránh tình trạng hẹp phế quản sau này.
Sau hơn 3 giờ, ê kíp phẫu thuật đã phục hồi thành công phế quản gốc trái cho bệnh nhân. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân đi lại, ăn uống, hô hấp bình thường, X.Quang phổi nở tốt và được xuất viện.
Bác sĩ Chuyên khoa I Phan Phước An Bình, Phó trưởng khoa Ngoại lồng ngực Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, trường hợp bệnh nhân T. là chấn thương rất nặng và hiếm gặp trong bệnh cảnh chấn thương ngực.
Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời ở tuyến dưới (đặt dẫn lưu màng phổi 2 bên) thì nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Hơn nữa, nếu bệnh nhân không được phẫu thuật kịp thời thì nguy cơ suy hô hấp liên tục, tiến triển xấu sẽ dẫn đến t.ử v.ong.