Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra một tin vui bất ngờ khi xác minh mối lo ngại về ‘tác dụng phụ’ của việc uống trà.
Có một quan niệm khá phổ biến rằng “uống trà dễ gây loãng xương”, được ủng hộ bởi một số bằng chứng khoa học. Nhưng cũng có các bằng chứng phản bác lại.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Quân y số 3 và Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đi tìm câu trả lời bằng một nghiên cứu quy mô lớn.
Thói quen uống trà đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe – Ảnh minh họa từ Internet
Theo bài công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition, họ đã phân tích dữ liệu của hơn 56.000 người để đ.ánh giá tác động nhân quả giữa lượng trà tiêu thụ và mật độ khoáng xương tổng thể.
Các tác giả cho biết quyết định nghiên cứu này dựa trên mối lo ngại đã được đưa ra thông qua một số bằng chứng khoa học trước đó, cho rằng tiêu thụ nhiều caffeine sẽ cản trở sự hấp thụ canxi trong đường tiêu hóa, tăng bài tiết canxi qua nước tiểu.
Trong đồ uống caffeine, trà bị “kết tội” nhiều nhất vì còn chứa cả oxalat, được cho là có thể liên kết với các ion canxi, dẫn đến mất canxi từ xương.
Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu mới cho thấy điều ngược lại: Mật độ khoáng xương đối với người thường xuyên uống trà còn cao hơn so với những người khác, đặc biệt là nhóm t.uổi 45-60.
Từ các dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu kết luận rằng mọi người có thể sử dụng trà như một phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương, với liều khuyến nghị là khoảng 7 chén trà nhỏ trở lên mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác từ Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) thậm chí chứng minh thói quen uống trà lâu dài không chỉ không gây loãng xương mà còn là phương pháp góp phần làm tăng mật độ xương.
Tác dụng ngoài mong đợi của trà được quy cho chất chất chống oxy hóa, chống viêm rất tốt trong trà, hỗ trợ tạo xương và ức chế tiêu xương, điều chỉnh quá trình trao đổi chất từ xương. Trong đó, tác dụng mạnh nhất ghi nhận ở catechin, thành phần cực dồi dào trong trà.
Một nghiên cứu khác từ Hàn Quốc thì khuyến nghị mức độ uống trà để phòng loãng xương là 1-3 tách lớn mỗi ngày, trong khi một nghiên cứu từ Úc chỉ ra mật độ xương hông sẽ cao hơn 2,8% ở người uống trà.
Có nên uống bột sắn dây trước khi đi ngủ?
Bột sắn dây là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy có nên uống bột sắn dây trước khi đi ngủ?
Bột sắn dây là thực phẩm rất phổ biến và tốt cho sức khỏe. Vậy bột sắn dây tác dụng gì và nên uống bột sắn dây trước khi đi ngủ?
Bột sắn dây có tác dụng gì?
Bài viết của Th.S Hoàng Khánh Toàn trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế, có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí.
Ngoài ra bột sắn dây thường được dùng để chữa chứng biểu nhiệt, làm cho ra mồ hôi, tiêu độc, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu.
Dưới đây là một số cách dùng bột sắn dây để chữa bệnh.
– Chữa cảm, nôn, đau đầu do bị cảm, gió: Nấu chín bột sắn dây cùng gạo tẻ thành cháo, thêm gừng giã nát, ăn từ 3 – 5 ngày.
– Chữa viêm họng: Bột sắn dây giúp cơ thể kháng viêm và ức chế một số vi khuẩn có hại. Vì thế, nếu bị viêm họng, bạn có thể lấy từ 10-15g bột pha nước nóng để uống.
Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe
– Chữa ngộ độc rượu: Hòa tan bột sắn dây với một chút đường có thể thêm nước cốt chanh. Có thể sử dụng muối thay cho đường để làm tăng hiệu quả của phương pháp này.
– Trị nhức đầu, sốt nóng: Lấy khoảng 12g bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.
– Chống ngứa do mồ hôi gây nên: 5g bột sắn dây, 5g thiên hoa phấn, 20g hoạt thạch. Trộn đều hỗn hợp rồi rắc lên những vùng bị ngứa.
– Vùng ngực và bụng cảm thấy nóng cồn cào, khát nước: Lấy 120g sắn dây trộn đều với 15g gạo tẻ nấu thành cháo, ăn từ 3 – 5 ngày.
– Đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ: Dùng bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.
– Chữa kiết lỵ do nhiệt: Triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng h.ậu m.ôn, phải rặn khi đại tiện, pha bột sắn dây với nước và đường, sau đó nấu chín đặc và chia ăn 2 – 3 lần trong ngày.
Có nên uống bột sắn dây trước khi đi ngủ?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, bột sắn dây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cần uống đúng cách mới có thể đạt được những hiệu quả tốt nhất. Vậy có nên uống sắn dây trước khi đi ngủ hay không?
Thực tế, trước khi đi ngủ không phải là thời điểm tốt nhất để uống sắn dây, thậm chí thói quen này còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, uống sắn dây vào thời điểm này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa, đồng thời có tác động không tốt đến giấc ngủ của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống sắn dây vào buổi sáng. Sau một đêm ngon giấc, buổi sáng là thời điểm mà dạ dày của bạn trở nên trống rỗng và khá nhạy cảm. Mặc dù, bột sắn dây khá lành tình, có chút ngọt và tính mát, nhưng nếu uống bột sắn dây vào thời điểm này, bạn có nguy cơ bị lạnh bụng, đau bụng và gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác. Thậm chí những người có thể trạng sức khỏe kém hoặc cơ thể đang bị suy nhược thì tuyệt đối không nên uống sắn dây vào buổi sáng.
Thời điểm tốt nhất để uống sắn dây chính là sau khi ăn trưa hoặc sau khi ăn tối khoảng 30 đến 60 phút. Uống sắn dây vào thời điểm này là rất phù hợp, giúp cơ thể nhận được tối đa lợi ích của loại thực phẩm này.
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn “có nên uống bột sắn dây trước khi đi ngủ?”. Hãy uống bột sắn dây đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.