Bổ sung nước và chất điện giải kịp thời
Vào thời tiết mùa hè nắng nóng, các khoáng chất trong cơ thể sẽ bị mất đi theo mồ hôi, vì vậy trong khi bổ sung nước cần phải bổ sung các chất điện giải trong cơ thể.
Người lớn nên uống không dưới 1500-2000mL nước mỗi ngày và đừng đợi khát mới nghĩ đến việc uống nước.
Chọn thực phẩm tươi theo mùa
Thực phẩm theo mùa không chỉ đảm bảo chất dinh dưỡng không bị mất đi do quá trình vận chuyển lâu ngày mà còn đảm bảo tươi ngon và không bị hư hỏng.
Bên cạnh đó ăn nhiều rau và trái cây tươi rất giàu kali, cellulose và chất chống oxy hóa, không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn giúp đường ruột không bị tắc nghẽn và ngăn chặn các gốc tự do từ bức xạ UV gây hại cho da.
Uống đồ uống lạnh có chừng mực
Đồ uống lạnh thường chỉ chứa nhiều đường và chất béo, không có lợi cho việc kiểm soát cân nặng mà còn có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa, gây tiêu chảy hoặc đau bụng.
Bạn có thể cân nhắc các loại thức ăn lỏng như sữa, súp rau củ, cháo đậu thập cẩm,… để đảm bảo cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng tốt là cơ sở để tăng cường khả năng miễn dịch.
Chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các bệnh truyền qua thực phẩm
Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nên khi ăn không hết bạn nên cho vào tủ lạnh trong vòng 1 tiếng, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng thì nên bỏ đi. .
Khi ăn ở ngoài, hãy cẩn thận khi lựa chọn thức ăn chưa nấu chín như các món gỏi, nộm, sashimi, đồ ăn đã nấu lâu để ở nhiệt độ phòng. Ngoài ra, nhớ rửa sạch khi ăn rau sống và trái cây.
Tham khảo thực đơn mùa hè trong 1 ngày
Bữa sáng
Một cốc sữa hoặc một cốc sữa đậu nành hoặc một bát cháo đậu + 1 quả trứng luộc + nửa bắp ngô luộc
Bữa trưa
150g gạo lứt + trứng xào mướp đắng + cần tây; hoặc salad quinoa (quinoa, tôm, đậu tây đỏ hoặc đậu gà, hạt ngô, cà chua, bông cải xanh) với sốt mè rang hoặc dầu giấm
Bữa phụ chiều: 150 gram dưa hấu
Bữa tối
Chả nem hoặc bún thịt sốt, dưa leo bào sợi, giá đỗ, rau muống luộc hoặc cháo đậu thập cẩm
Tráng miệng sau bữa ăn: sữa chua
Moon/Theo Sohu