Có thông tin rằng nước từ trường có thể hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 không bị cơn bão Cytokine tấn công, giúp giảm tỉ lệ bệnh nặng hoặc t.ử v.ong.
Hơn 90% bệnh nhân Covid-19 t.ử v.ong do “cơn bão Cytokine”
Ngày 16/10, tại TPHCM đã diễn ra buổi hội thảo trực tuyến về giải pháp nâng cao sức khỏe, chống “cơn bão Cytokine” với bệnh nhân Covid-19 và chuẩn bị cho cuộc sống bình thường mới.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hội phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TPHCM cho biết, virus gây ra bệnh Covid-19 có độc tính rất cao. 90-95% bệnh nhân t.ử v.ong do cơn bão Cytokine – là tình trạng tăng cường giải phóng Cytokine (chất tiết của các tế bào bạch cầu và nội mô trong quá trình viêm) ở cơ thể bệnh nhân. Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn bão Cytokine, như do n.hiễm t.rùng, nhiễm virus, dùng thuốc ung thư, thuốc chống ức chế miễn dịch..
Triệu chứng của cơn bão Cytokine là sốc nặng, suy đa cơ quan, tổn thương phổi, biểu hiện ở việc mạch nhanh, huyết áp cao, khó thở. Khó thở trong bão Cytokine rất khó điều trị, dù bệnh nhân có được đặt nội khí quản. Trước đây bão Cytokine ít được chú ý, nhưng từ sau khi dịch Covid-19 xuất hiện, tình trạng này mới được quan tâm nhiều.
Theo thống kê của Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7, TP.HCM), với công suất 500 giường bệnh thì có đến 70% bệnh nhân Covid-19 lâm vào cơn bão Cytokine. Như vậy, có thể thấy để giảm nguy cơ bệnh trở nặng, hoặc thậm chí đi đến t.ử v.ong khi nhiễm Covid-19, cần đối phó với cơn bão Cytokine. Trong đó, “sản phẩm” cuối cùng của bão Cytokine là các gốc tự do.
Thông tin thêm về cơn bão Cytokine trong Covid-19 đăng trên website chính thức của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể, nhanh chóng nhân lên bên trong các tế bào. Hệ miễn dịch phát hiện và phản ứng lại bằng cách tạo ra cơn bão Cytokine để báo hiệu cho các tế bào miễn dịch, đồng thời tạo ra cơn bão gốc tự do để diệt virus.
Hai cơn bão này tác động lẫn nhau để đẩy nhanh tốc độ sinh sản, làm cho cả hai cơn bão này càng lớn mạnh không ngừng. Nhưng các gốc tự do được sản sinh quá nhiều quay sang tấn công, làm tổn thương và làm c.hết tế bào khỏe mạnh. Điều này làm suy yếu các cơ quan của cơ thể khiến cho bệnh trở nặng và có thể đi đến t.ử v.ong.
Rất nhiều bệnh nhân Covid-19 t.ử v.ong do cơn bão Cytokine (Ảnh minh họa).
Nước từ trường giúp chữa Covid-19?
Theo PGS Nam, gốc tự do là phân tử, ion hay một nguyên tử có số electron lẻ, được hình thành trong quá trình sinh sống. Bình thường gốc tự do rất cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu hình thành quá nhiều cũng gây ra những tổn thương cho tế bào, làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Cụ thể, gốc tự do có hoạt tính mạnh và có xu hướng chiếm đoạt các phân tử khác, gây nên sự mất cân bằng trong cơ thể. Nguyên nhân đến từ 2 yếu tố nội tại và ngoại lai.
PGS Nam ví dụ, nhiều người tưởng tập thể dục nhiều là tốt, nhưng thực ra cần vừa phải vì tập nhiều sẽ dễ làm tăng gốc tự do. Hoặc do người dân sử dụng các sản phẩm như thuốc, thực phẩm làm tăng gốc tự do.
Trong báo cáo khoa học “Ảnh hưởng sinh học của nước từ trường đối với con người và động vật” đăng trên tạp chí Khoa học Y sinh, đề cập đến việc nước từ trường (là nước có cấu trúc lục giác, giàu năng lượng từ tính sau khi đi qua một khu vực có từ trường) có thể ảnh hưởng hiệu quả đến sự cân bằng oxy hóa, chống oxy hóa của cơ thể, trung hòa gốc tự do dư thừa để chúng không còn gây hại cho cơ thể nữa.
Từ đó có ý kiến cho rằng, nước từ trường có thể hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 tránh bị cơn bão Cytokine tấn công, giúp giảm tỉ lệ bệnh nặng hoặc t.ử v.ong.
Liên quan đến nhận định trên, PGS Nam chia sẻ, nước từ trường tốt ở khả năng làm sạch cơ thể. Tuy nhiên về việc có hỗ trợ điều trị Covid-19 hay không, ông cho rằng cần phải có thời gian nghiên cứu thêm.
Để phòng chống Covid-19, PGS Nam khuyên: Ngoài tiêm vaccine và tuân thủ 5K, người dân cần ngủ đủ giấc (6-7 tiếng), sống lạc quan, hoạt động thể lực vừa phải, sử dụng thêm kẽm. Đồng thời, cần uống nước đầy đủ (nhưng không uống nước quá nhiều), ăn các loại thức ăn có chất chống gốc tự do như cà chua, cà rốt, hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp.
“Cơn bão cytokine” gây ra cái c.hết của ca sỹ Phi Nhung nguy hiểm như thế nào?
Các rối loạn nghiêm trọng của phản ứng miễn dịch do “cơn bão cytokine” gây ra dẫn đến rối loạn chức năng phổi, tim, gan, thận…
Hậu quả làm suy đa cơ quan dẫn đến t.ử v.ong nếu không được điều trị đầy đủ.
Trong đợt dịch đầu tiên, TP.HCM đã tiếp nhận và điều trị cho phi công người Anh – “bệnh nhân 91”, có thể nói là ca nặng nhất tại Việt Nam ở thời điểm đó. Trong 90 ngày điều trị, bệnh nhân có hiện tượng bị “cơn bão cytokine”, tấn công cả tế bào lành.
Mới đây, theo các bác sỹ điều trị, cố ca sỹ Phi Nhung mắc Covid-19 và cũng bị “cơn bão cytokine” rất nặng. Khi lọc m.áu liên tục và dùng những màng lọc đặc hiệu thì có giảm, nhưng ngưng lọc thì “cơn bão cytokine” bùng lên lại. Và có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 đã gặp phải “cơn bão cytokine”.
Theo thống kê của Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7, TP.HCM), với công suất 500 giường bệnh thì có đến 70% bệnh nhân COVID-19 mắc phải “cơn bão cytokine”.
Vậy “cơn bão cytokine” ở bệnh nhân Covid-19 là gì và nguy hiểm như thế nào? Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Đạt, từng là giảng viên Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên, hiện đang làm việc tại Hà Nội cho biết, hệ miễn dịch của cơ thể là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và các cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh là vi trùng, vi sinh vật…
Một bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng tiên lượng xấu đã hồi phục (ảnh minh họa)
Tế bào miễn dịch thuộc thành phần của hệ thống miễn dịch, mỗi một tế bào miễn dịch đóng một vai trò riêng trong hệ thống miễn dịch và góp phần vào việc bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Theo bác sỹ Đạt, khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, các tế bào miễn dịch được kích hoạt hoạt động để thực hiện chức năng của nó. Cytokines là các hoạt chất protein giống như hormone được chính các tế bào miễn dịch tạo ra và đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt hoạt động của các tế bào miễn dịch. Cytokines kích hoạt hoạt động của chính tế bào miễn dịch tạo ra nó và các tế bào miễn dịch xung quanh nó hoặc tế bào đích ở vị trí khác nhau trên cơ thể.
Ngoài việc nhấn nút “start” để các tế bào miễn dịch bắt đầu hoạt động, các cytokines còn đóng vai trò duy trì và điều hòa hoạt động của các tế bào miễn dịch. Các tế bào miễn dịch sẽ hoạt động và có giới hạn dưới tác động của các cytokines.
Với “một lượng” cytokines được tạo ra “vừa đủ” toàn bộ hoạt động của các tế bào miễn dịch được vận hành trơn tru và diễn ra thuận lợi, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động đúng chức năng, tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể sẽ bị t.iêu d.iệt và bị loại bỏ.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, cytokines được tạo ra quá nhiều – các tế bào miễn dịch bị kích hoạt hoạt động quá mức, việc hoạt động vượt quá “giới hạn” cho phép của tế bào miễn dịch sẽ tạo ra các phản ứng trái ngược và gây hại cho cơ thể.
“Trong n.hiễm t.rùng nặng do cúm hoặc Covid-19… cytokines do một số tế bào miễn dịch nhất định được tạo ra không kiểm soát, số lượng tăng lên rất rất nhiều một cách đột ngột đã gây ra những rối loạn nghiêm trọng các phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Sự tăng bất thường của cytokines trong trường hợp này được gọi là “cơn bão cytokine”- bác sỹ Đạt cho biết.
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Đạt, việc xảy ra các rối loạn nghiêm trọng của phản ứng miễn dịch do “cơn bão cytokine” gây ra dẫn đến rối loạn chức năng đa cơ quan như phổi, tim, gan, thận, hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống mạch m.áu và bạch huyết, hệ thống tiêu hóa, khớp, da…. Hậu quả làm suy đa cơ quan dẫn đến t.ử v.ong nếu không được điều trị đầy đủ.
“Cơ chế bệnh sinh của “cơn bão cytokine” rất phức tạp. Việc định danh cụ thể các cytokines trên những bệnh nhân mắc Covid-19 gặp tình trạng “cơn bão cytokines” còn nhiều hạn chế nên việc điều trị vô cùng phức tạp và khó khăn”- bác sỹ Đạt cho biết./.