Câu hỏi Làm thế nào để tăng cường hệ thống miễn dịch luôn được nhiều người quan tâm, nhất là kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 bùng phát.
Mặc dù không có thuốc tiên nào có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn, nhưng bạn có thể thực hiện một bước đơn giản để tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại bệnh tật.
Đây là điều mà các chuyên gia tiết lộ để xây dựng khả năng miễn dịch của bạn, theo Eatthis.com.
Làm gì để tăng cường hệ thống miễn dịch?
Các chuyên gia cho biết có một số điều bạn có thể làm để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình, bao gồm:
Tập luyện thể dục đều đặn
Giữ cân nặng trong phạm vi lành mạnh
Ngủ ngon
Giảm căng thẳng
Không hút thuốc hoặc sử dụng t.huốc l.á
Uống rượu vừa phải
Nhưng có một thói quen nên thêm vào thói quen của bạn.
Bổ sung vitamin C có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp và toàn cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cách tốt để xây dựng miễn dịch
Theo các chuyên gia, đây là cách tốt để xây dựng khả năng miễn dịch của bạn nhằm chống Covid-19.
Điều số 1 bạn có thể làm để hỗ trợ hệ miễn dịch của mình là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh – một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả, ít thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường và muối.
Trái cây và rau quả có chứa các chất dinh dưỡng hỗ trợ trực tiếp hệ miễn dịch, đặc biệt hai chất quan trọng nhất cho hệ miễn dịch là vitamin D và vitamin C, theo Eatthis.com.
Trước tiên, hãy tìm 2 loại vitamin này từ thực phẩm, không phải từ chất bổ sung. Cách tốt nhất để hấp thụ vào cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết là từ thực phẩm ăn vào. Cơ thể hấp thụ và sử dụng các vitamin và chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn là từ chất bổ sung, theo Eatthis.com.
Ngoài ra, trái cây và rau quả có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng và các dưỡng chất thực vật có thể kết hợp với nhau để tạo ra các lợi ích trong cơ thể.
Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn – có chứa nhiều đường và natri, làm tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì, tiểu đường, bệnh tim, mỡ m.áu cao và huyết áp cao, tất cả đều ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Nếu bạn có mức vitamin D thấp, bạn sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi có dịch bệnh xảy ra xung quanh . Ảnh SHUTTERSTOCK
Vitamin C tạo ra khả năng miễn dịch
Có bằng chứng chắc chắn rằng vitamin C hỗ trợ khả năng miễn dịch. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng Nutrients , cho biết vitamin C góp phần hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ các chức năng tế bào khác nhau của cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh tự nhiên của cơ thể và hệ thống miễn dịch mắc phải khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh.
Thiếu vitamin C dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm bệnh hơn. Bổ sung vitamin C có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp và toàn cơ thể, theo Eatthis.com.
Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, ớt chuông, quả mọng và các loại rau họ cải như bông cải xanh và cải mầm bruxen.
Vitamin D tăng cường miễn dịch
Viện Y tế Quốc gia Mỹ lưu ý rằng vitamin D giúp điều chỉnh chức năng miễn dịch, trong khi Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan (Mỹ) nói rằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng vitamin D có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn, giảm viêm và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Các nguồn cung cấp vitamin D tốt bao gồm cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu, lòng đỏ trứng, gan.
Thực tế, rất khó để có đủ vitamin D từ thực phẩm, vì vậy có thể nên hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D, theo Eatthis.com.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cho biết khoa học đã chứng minh rằng nếu bạn có mức vitamin D thấp, bạn sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi có dịch bệnh xảy ra xung quanh, theo Eatthis.com.
Phát hiện tế bào ‘điệp viên 2 mang’ trong ung thư não
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một nghiên cứu mới công bố của trường Đại học Tel Aviv (Israel) vừa phát hiện một loại tế bào miễn dịch đã “tiếp tay” đẩy nhanh quá trình phát triển và làm tăng độ nguy hiểm của khối u não.
Ảnh minh họa: timesofisrael.com
Hai đối tượng được nghiên cứu bao gồm căn bệnh ung thư nguyên bào thần kinh đệm (GBM) – một trong những bệnh ung thư não phổ biến nhất – và các bạch cầu trung tính Neutrophil – loại bạch cầu phổ biến được tủy xương tạo ra và có chức năng quan trọng là thực bào giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, tiến sĩ Dinorah Friedmann-Morvinski cho biết các nhà khoa học đã theo dõi sự phát triển của khối u GBM ở một số động vật có hệ miễn dịch bình thường và có những đặc điểm tương đồng với con người. Họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy các bạch cầu trung tính đã “đổi bên”. Thời gian đầu khi khối u xuất hiện, các bạch cầu Neutrophil tham gia tấn công ngăn chặn khối u, nhưng sau đó chúng di chuyển vào khu vực ung thư và giúp khối u phát triển.
Tiến sĩ Friedmann-Morvinski cho biết bạch cầu trung tính là những người lính tuyến đầu của hệ thống miễn dịch, nhưng sau đó chúng đã bị chính khối u “tuyển mộ”. Từ vai trò chống ung thư, Neutrophil đã trở thành yếu tố kích thích ung thư. Kết quả là chúng làm trầm trọng thêm những tổn thương do khối u tạo ra.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện quá trình “thoái hóa biến chất” của các bạch cầu trung tính dường như đã diễn ra trước khi chúng tiếp cận khối u. Điều này đồng nghĩa với việc khối u nằm trong não nhưng có thể điều khiển từ xa các tế bào miễn dịch khi chúng còn đang ở tủy xương.
GBM là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất ở người, với thời gian sống trung bình của bệnh nhân chỉ 12-15 tháng kể từ thời điểm phát hiện. Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Đại học Tel Aviv có thể góp phần làm tăng hiệu quả của liệu pháp điều trị miễn dịch đối với các bệnh nhân ung thư, vốn đang đạt được nhiều bước tiến bộ trong những năm gần đây.