Bất ngờ với 2 loại rau giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên toàn cầu.

Ước tính có khoảng 17,9 triệu người c.hết vì bệnh tim mạch vào năm 2019, chiếm gần 1/3 tổng số ca t.ử v.ong trên toàn cầu. Trong số những ca t.ử v.ong này, 85% là do đau tim và đột quỵ.

Trước tình hình đó, một nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu chất sắt với nhiều rau bó xôi và nấm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, theo Daily Mail.

Chế độ ăn giàu chất sắt với nhiều rau bó xôi và nấm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh SHUTTERSTOCK

Trong nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, các nhà khoa học từ Đại học Hamburg (Đức) đã theo dõi hơn 12.000 người, ở độ t.uổi trung bình là 59.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi mức độ sắt của cơ thể và so sánh với tỷ lệ mắc bệnh tim và đau tim của những người tham gia trong khoảng thời gian 13 năm.

Các xét nghiệm m.áu cho thấy gần 2/3 số người tham gia bị thiếu sắt – khoáng chất quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể. Những người này thường gặp các triệu chứng mệt mỏi và khó thở.

Kết quả thật bất ngờ, chế độ ăn giàu chất sắt với nhiều rau bó xôi và nấm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, theo Daily Mail.

Đặc biệt, kết quả còn cho thấy, những bệnh nhân thiếu sắt có nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim cao hơn đến 25% và t.ử v.ong do bệnh tật cao hơn 12%, theo Daily Mail.

Tác giả chính, tiến sĩ Benedikt Schrage, cho biết nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu sắt chiếm đến 2/3 số người trung niên, dẫn đến khoảng 10% các trường hợp bệnh tim.

Nghiên cứu cũng kết luận rằng, có thể ngăn ngừa 1/10 trường hợp bệnh tim mới khởi phát ở t.uổi trung niên bằng cách tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể.

Những bệnh nhân thiếu sắt có nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim cao hơn đến 25%. Ảnh SHUTTERSTOCK

Tăng cường sắt cũng có thể ngăn ngừa khoảng một trong 20 trường hợp t.ử v.ong do bệnh tim ở những người ở độ t.uổi 50 và 60.

Những người này có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tim hơn và cũng có nhiều nguy cơ t.ử v.ong trong 13 năm tiếp.

Thiếu sắt có thể được giải quyết bằng cách bổ sung hoặc thông qua thay đổi chế độ ăn uống.

Các nhà nghiên cứu kêu gọi mọi người nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, rau bó xôi, nấm, đậu phụ và các loại đậu để giảm nguy cơ đau tim, theo Daily Mail.

Thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, ớt chuông và trái cây cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt.

Thiếu sắt là rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở phụ nữ, có thể dẫn đến bệnh tật và n.hiễm t.rùng cũng như các biến chứng về tim và phổi.

Regina Giblin, chuyên gia cao cấp về tim mạch tại Quỹ Tim mạch Anh, cho biết tình trạng thiếu sắt ở những người mắc các bệnh về tim và tuần hoàn m.áu như suy tim, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và tăng nguy cơ t.ử v.ong.

Cần nghiên cứu thêm về việc liệu thiếu sắt có được xếp vào yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim và tuần hoàn m.áu hay không và tác dụng của việc điều trị thiếu sắt bằng các chất bổ sung sắt, chuyên gia Giblin nói thêm.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng mình thiếu sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể cho bạn lời khuyên để bổ sung sắt.

12 điều đáng ngạc nhiên làm tăng huyết áp của bạn

Huyết áp cao dần theo thời gian có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Bổ sung thảo dược có thể làm tăng huyết áp hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc,. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Bạn có thể đã nghe nói: muối, lo lắng và tức giận làm tăng huyết áp.

Nhưng không chỉ chừng đó, mà còn có những yếu tố chưa từng nghe nói đến cũng có thể làm tăng huyết áp, bạn cần phải đề phòng sau đây, theo WebMD.

1. Ăn nhiều đường

Điều này thậm chí còn quan trọng hơn muối trong việc tăng huyết áp.

Những người ăn nhiều đường sẽ có sự gia tăng đáng kể cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Chỉ 3 ly nước ngọt tổng cộng 700 ml đã làm huyết áp tâm thu tăng trung bình 15 điểm và tăng huyết áp tâm trương lên 9 điểm.

2. Cô đơn

Cô đơn ở đây không phải là ít bạn, mà là cảm giác không được kết nối với người khác.

Nghiên cứu cho thấy, trong 4 năm, huyết áp tâm thu của những người cô đơn nhất, đã tăng hơn 14 điểm. Các nhà nghiên cứu cho rằng liên tục sợ bị từ chối và thất vọng và cảnh giác về sự an toàn của bản thân có thể thay đổi cách cơ thể hoạt động.

3. Ngưng thở khi ngủ

Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim cao hơn. Khi hơi thở bị gián đoạn liên tục trong khi ngủ, hệ thần kinh sẽ tiết ra các chất hóa học làm tăng huyết áp.

Hơn nữa, nhận ít oxy hơn có thể làm hỏng thành mạch m.áu và khiến cơ thể khó điều chỉnh huyết áp hơn.

4. Không hấp thu đủ kali

Chuối, bông cải xanh, rau bó xôi và các loại rau lá xanh khác là nguồn cung cấp kali tốt – SHUTTERTOCK

Thận cần cân bằng natri và kali để giữ lượng chất lỏng trong m.áu đúng cách. Vì vậy, ngay cả khi ăn ít muối, một người vẫn có thể bị huyết áp cao hơn nếu không ăn đủ trái cây, rau, đậu, sữa ít béo hoặc cá – để cung cấp đủ kali.

Chuối, bông cải xanh, rau bó xôi và các loại rau lá xanh khác là nguồn cung cấp kali tốt, theo WebMD.

5. Cơn đau

Cơn đau đột ngột, hoặc cấp tính, tấn công hệ thần kinh cũng làm tăng huyết áp.

6. Bổ sung thảo dược

Bạch quả, nhân sâm có thể làm tăng huyết áp hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, kể cả thuốc trị huyết áp cao.

7. Các vấn đề về tuyến giáp

Khi tuyến này không tạo đủ hoóc môn tuyến giáp, nhịp tim sẽ chậm lại và các động mạch ít co giãn hơn.

Mức hoóc môn thấp cũng có thể làm tăng cholesterol “xấu” – có thể làm cứng động mạch. M.áu di chuyển qua các mạch m.áu bị cứng sẽ nhanh hơn, ép lên thành mạch và làm tăng huyết áp.

Đôi khi, quá nhiều hoóc môn tuyến giáp có thể khiến tim đ.ập mạnh hơn và nhanh hơn, điều này cũng làm tăng huyết áp.

8. Thuốc kháng viêm giảm đau thông thường

Các loại thuốc kháng viêm giảm đau thông thường, như aspirin và ibuprofen, có thể làm tăng huyết áp, ngay cả ở người không bị bệnh cao huyết áp, theo WebMD.

Mặc dù mức tăng trung bình chỉ là một vài điểm, nhưng một số người có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn.

9. Thuốc xịt thông mũi và thuốc chống trầm cảm

Thuốc xịt mũi có thể thu hẹp mạch m.áu, từ đó làm tăng huyết áp – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Các thành phần như pseudoephedrine và phenylephrine có thể thu hẹp mạch m.áu, từ đó làm tăng huyết áp.

Những loại thuốc này cũng có thể làm cho thuốc huyết áp kém hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các loại thuốc chống trầm cảm – nhắm vào các chất hóa học trong não có thể thay đổi không chỉ tâm trạng mà còn cả huyết áp.

10. Uống không đủ nước

Khi các tế bào của cơ thể không có đủ nước, các mạch m.áu sẽ thắt lại. Điều này xảy ra bởi vì não gửi tín hiệu đến tuyến yên để giải phóng một chất hóa học làm co các mạch m.áu lại.

Và thận tạo ra ít nước tiểu hơn, để giữ lại chất lỏng, điều này cũng kích hoạt các mạch m.áu nhỏ trong tim và não co bóp nhiều hơn.

11. Thuốc ngừa thai

Thuốc tránh thai, thuốc tiêm và các thiết bị ngừa thai sử dụng hoóc môn khác làm thu hẹp mạch m.áu, vì vậy có thể huyết áp sẽ tăng lên.

Đặc biệt, thuốc ngừa thai dễ làm tăng huyết áp ở phụ nữ trên 35 t.uổi, thừa cân, hoặc hút thuốc hơn. Vì vậy, những đối tượng này cần theo dõi huyết áp của mình, kiểm tra 6-12 tháng một lần. Liều lượng nội tiết tố nữ estrogen thấp hơn có thể giữ mức huyết áp gần với mức bình thường.

12. Nói chuyện

Điều kỳ lạ là bất kể người già trẻ, huyết áp lúc nghỉ sẽ tăng cao khi bắt đầu nói chuyện, và hậu quả kéo dài trong vài phút, theo WebMD.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *