Ý: Vắc xin Covid-19 mRNA ổn định trong vòng 7 tháng đầu

Ý xác nhận trong vòng 7 tháng sau khi tiêm liều vắc xin Covid-19 thứ hai, hiệu quả phòng bệnh vẫn ổn định.

Bộ Y tế Ý đã thống kê từ hơn 29 triệu người dân đã tiêm hai liều vắc xin Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mRNA như Pfizer hay Moderna. Nhìn chung sau 7 tháng, hiệu quả của vắc xin vẫn ở mức 89% và chống t.ử v.ong tới 99%.

Một y tá đang lấy vắc xin Pfizer. ẢNH REUTERS

Theo hãng tin Reuters, nghiên cứu do hãng Pfizer mới công bố trên tạp chí y khoa Lancet lại có kết quả khác. Theo đó, hiệu quả của vắc xin Pfizer đã giảm từ 88% xuống còn 47% trong vòng 6 tháng kể từ khi tiêm liều thứ hai.

Ở Ý, mọi người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang trong nhà và chính phủ cũng áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả trên.

Hiện tại, biến thể Delta đang phổ biến. So với biến thể Alpha thì hiệu quả của vắc xin chống lại biến thể Delta giảm từ 84,8% xuống 67,1%.

Thời gian tới, Ý sẽ cân nhắc liệu có nên tiêm vắc xin Covid-19 liều thứ ba cho toàn dân hay không. Cho đến nay, nước này chỉ tiêm liều thứ ba cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch, trên 80 t.uổi, người làm việc ở viện dưỡng lão, nhân viên y tế trên 60 t.uổi.

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu EMA mới đây cho rằng những người có hệ thống miễn dịch suy yếu nên tiêm vắc xin liều thứ ba của Pfizer hoặc Moderna.

Pfizer, Moderna nói hiệu lực vắc xin giảm dần theo thời gian

Sau nửa năm chích, hiệu quả ngăn lây nhiễm của vắc xin Pfizer còn 47%

Hiệu quả của vắc xin Pfizer/BioNTech trong ngăn lây nhiễm giảm từ 88% sau khi tiêm đủ 2 mũi xuống còn 47% sau 6 tháng.

Mặc dù vậy, vắc xin này vẫn cho hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng và nhập viện.

Nhân viên y tế Mỹ chuẩn bị mũi tiêm vắc xin Pfizer cho người đến tiêm ngày 29-9 – Ảnh: REUTERS

Đây là kết quả nghiên cứu do Pfizer tài trợ được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 5-10. Theo Đài CNBC, nghiên cứu là bằng chứng khoa học xác nhận lại thông tin trước đó của Bộ Y tế Israel về sự suy giảm hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm của vắc xin công nghệ mRNA.

Nghiên cứu dựa trên 3,4 triệu hồ sơ sức khỏe điện tử từ hệ thống y tế Kaiser Permanente ở nam California từ ngày 14-12-2020 đến ngày 8-8-2021. Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, tỉ lệ các trường hợp dương tính do biến thể Delta tăng từ 0,6% trong tháng 4 lên gần 87% vào tháng 7.

Hiệu quả ngăn lây nhiễm nói chung là 88% trong tháng đầu tiên sau khi tiêm đủ 2 mũi và giảm xuống còn 47% trong 5 tháng kế tiếp.

Đi sâu vào phân tích cụ thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy hiệu quả ngăn lây nhiễm với biến thể Delta là 93% trong tháng đầu tiên sau khi tiêm 2 mũi và giảm xuống 53% sau 4 tháng.

Hiệu quả với các biến thể khác không phải biến thể Delta ở mức rất cao là 97% nhưng cũng giảm xuống còn 67% sau 4-5 tháng.

Nhìn chung kết quả này không có gì bất ngờ vì theo giới khoa học, mục tiêu cao nhất của vắc xin COVID-19 không phải là ngăn chặn lây nhiễm, mà là giảm nguy cơ bệnh trở nặng và nhập viện.

Theo nghiên cứu được công bố trên The Lancet, vắc xin Pfizer/BioNTech giảm nguy cơ nhập viện của người mắc biến thể Delta tới 93% trong vòng 6 tháng, bất kể độ t.uổi và giới tính.

Nghiên cứu được công bố chỉ 2 tuần sau khi Mỹ phê duyệt việc tiêm tăng cường mũi 3 cho người già và người dễ bị tổn thương vì COVID-19. Theo Nhà Trắng, có khoảng 60 triệu người sẽ được tiêm mũi 3.

Tiêm tăng cường là một vấn đề gây tranh cãi ở Mỹ và trên thế giới. Những người phản đối cho rằng nên tăng độ phủ vắc xin, dành những liều tăng cường cho người chưa tiêm và dễ bị tổn thương để chấm dứt đại dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *