Không hút thuốc, uống rượu vì sao vẫn mắc ung thư phổi?

Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân gây t.ử v.ong cao nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp t.ử v.ong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động.

Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ung thư phổi. Khoảng 90% bệnh nhân ung thư phổi nam giới là người hút thuốc. Những người hút thuốc thụ động trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn gấp đôi so với những người không hút t.huốc l.á.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp t.ử v.ong vì bệnh ung thư phổi (Ảnh minh họa: Getty).

Tuy nhiên, có những người không t.huốc l.á, không rượu bia, thường xuyên tập thể dục nhưng vẫn mắc bệnh ung thư phổi.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về căn bệnh này:

Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi là gì?

Ngoài việc hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc, hít phải một số khí phóng xạ, chất hóa học, tiếp xúc với bức xạ và t.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, thói quen sinh hoạt kém, khả năng miễn dịch suy yếu và các lý do khác sẽ làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi. Vì vậy, ngay cả những người không hút thuốc cũng nên chú ý đến môi trường sống và thói quen của mình.

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi là gì?

Ho dai dẳng không hết là một trong các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi. Hãy chú ý đến kiểu ho, nếu kiểu ho thay đổi, chẳng hạn từ ho khan sang ho ra chất nhầy hoặc m.áu, bạn nên đi khám bác sĩ. Một số dấu hiệu khác có thể kể đến như khó thở, đau ngực ngay cả khi bạn không tập luyện gắng sức.

Khi bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sưng hạch bạch huyết ở cổ, sưng cổ, mặt và tay, chướng bụng, đau xương, nhức đầu…

Các giai đoạn của bệnh ung thư phổi

Có 4 giai đoạn của bệnh ung thư phổi, và các giai đoạn khác nhau có các triệu chứng khác nhau:

Giai đoạn một: Khối u trong phổi.

Giai đoạn 2: Khối u di căn đến hạch bạch huyết.

Giai đoạn thứ ba: khối u đã di căn đến bạch huyết trung thất, có thể chia thành 3A, 3B, 3C.

Giai đoạn 4: Khối u đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.

Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như thế nào?

Người hút t.huốc l.á có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. 1/10 người hút thuốc bị ung thư phổi. Hút t.huốc l.á thụ động thường xuyên sẽ làm tăng rất nhiều khả năng mắc bệnh ung thư phổi, cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường. Vì vậy, những người hút t.huốc l.á nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt.

Hôi miệng có thể cảnh báo ung thư phổi?

Ung thư phổi đôi khi có thể được đ.ánh giá bằng cách phân tích mùi hơi thở. Bởi vì bệnh nhân ung thư phổi có các hóa chất bay hơi khác người khỏe mạnh khi họ hít thở, và những hóa chất này là nguồn gốc của hơi thở có mùi hôi, hiện nay tình trạng này có thể được phát hiện bằng công nghệ mũi điện tử.

Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào?

Để phòng ung thư phổi hãy tránh xa t.huốc l.á, thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám tầm soát phát hiện sớm căn bệnh này. Ngoài ra việc giữ thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp vận động, tập luyện thể thao đều đặn, cải thiện vệ sinh môi trường nhất là khu công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi cũng là biện pháp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.

5 lưu ý quan trọng để phòng ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng

Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 sau ung thư dạ dày, phổi, vú, vòm. Đây là căn bệnh có thể tầm soát phát hiện sớm, tiên lượng điều trị tốt ở giai đoạn sớm.

Trên thực tế, có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Việt Nam được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng theo độ t.uổi, t.uổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng gia tăng. Bệnh cũng có nguy cơ ở người có t.iền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng; Bệnh sử cá nhân hoặc gia đình có polyp đại trực tràng cũng làm tăng nguy cơ ung thư; Cả bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng đều có thể tiến triển ung thư.

Đáng nói, ung thư đại trực tràng hiếm khi biểu hiệu rõ ràng ở giai đoạn sớm, nhưng căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa, với 5 lưu ý quan trọng dưới đây:

1. Khám sàng lọc ung thư

Bạn hãy thực hiện kiểm tra phát hiện ung thư đại trực tràng định kỳ, bắt đầu từ t.uổi 50 và sớm hơn, nếu là người có yếu tố nguy cơ cao. Nếu bạn có t.iền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc bị polyp đại trực tràng, hoặc t.iền sử những loại ung thư khác, hoặc bệnh viêm ruột, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để được khám sàng lọc kiểm tra sớm hơn.

2. Ăn nhiều chất xơ

Rau xanh, trái cây có ý nghĩa rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng. Chúng được ví như chiếc chổi quét sạch những mảng bám vào đại trực tràng. Vì thế, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh, tốt nhất là nên ăn sống, ăn đồ luộc thay vì chiên xào có nhiều dầu mỡ.

3. Chế độ ăn ít chất béo

Thay vì đồ chiên rán, hãy lựa chọn cách chế biến phù hợp, luộc, hấp. Ngoài ra, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, giàu chất béo không có lợi cho cơ thể.

4. Không uống nhiều rượu và không hút thuốc

Nếu bạn sử dụng rượu bia, chỉ sử dụng lượng rất ít mỗi ngày. Các chất cồn và t.huốc l.á đều là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng và các loại ung thư đường tiêu hóa khác. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ ngay. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bao giờ thử dùng.

5. Tập thể dục thường xuyên

Hãy tập ít nhất 20 phút trong 3 đến 4 ngày trong tuần. Các hoạt động đơn giản như đi bộ, làm vườn, leo cầu thang có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *