Người sau khỏi Covid-19 có biểu hiện đau ngực, hồi hộp, cần thăm khám để điều trị kịp thời, kết hợp luyện thở, dưỡng sinh.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bình Minh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết: Hiện có khá nhiều người bệnh sau khỏi Covid-19 có tình trạng đau ngực, một số kèm theo biểu hiện hồi hộp đ.ánh trống ngực, tim đ.ập nhanh. Trong một nghiên cứu tại Italy trên 143 người bệnh (độ t.uổi trung bình là 57 t.uổi) sau khoảng hai tuần nằm viện vì Covid-19, có 22% bị đau ngực kéo dài trong 60 ngày sau xuất viện.
Tại Mỹ, dữ liệu từ nhiều nghiên cứu về các rối loạn cơ thể hậu Covid-19, cho thấy tỷ lệ đau ngực là 16%, người bệnh có tim đ.ập nhanh khi nghỉ ngơi là 11%, người bệnh bị hồi hộp đ.ánh trống ngực là 11%.
Đau ngực, hồi hộp đ.ánh trống ngực, tim đ.ập nhanh có thể xuất hiện khi đang bị bệnh, hoặc xuất hiện trễ hơn khi người bệnh đã khỏi bệnh Covid-19. “Tình trạng đau ngực, hồi hộp, tim đ.ập nhanh của người bệnh sau Covid-19 có thể là hậu quả từ nhiều yếu tố như hậu n.hiễm t.rùng, rối loạn đông m.áu, tác dụng phụ của điều trị, các thủ thuật xâm lấn, thiếu oxy m.áu… hoặc do sang chấn tâm lý”, bác sĩ Minh chia sẻ.
Một người bị đau ngực hậu Covid-19 có thể chỉ đơn giản là do đau nhức các cơ ở thành ngực, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người bị nhiễm các loại virus khác. Tuy nhiên, chúng ta cần loại trừ tất cả những nguyên nhân nguy hiểm gây đau ngực, như nhồi m.áu cơ tim, thiếu m.áu cơ tim, thuyên tắc phổi, viêm phổi… và tất cả các bệnh lý khác của tim và phổi. Do vậy, người bệnh bị đau ngực rất cần được thăm khám để đ.ánh giá đúng tình trạng bệnh.
Theo bác sĩ Minh, các nghiên cứu mới đây cho thấy một số người bệnh Covid-19 sau khi khỏi có xuất hiện hội chứng tim đ.ập nhanh tư thế đứng . Đây là tình trạng tim đ.ập nhanh khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng. Nhịp tim có thể tăng trên 120 nhịp/phút để đáp ứng đủ nhu cầu m.áu cho não, tim khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng đi kèm có thể có choáng váng, hồi hộp, đ.ánh trống ngực và mệt mỏi.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng ghi nhận nhiều người bệnh hậu Covid có tình trạng tim đ.ập nhanh ngay cả khi nghỉ ngơi, gây ra cảm giác hồi hộp, đ.ánh trống ngực. Do đó, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám cẩn thận để kịp thời phát hiện những bệnh lý tim mạch và hô hấp liên quan.
Bác sĩ Trần Thị Ngọc Châu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết: Theo Y học cổ truyền, tim đ.ập nhanh, hồi hộp đ.ánh trống ngực, đau ngực được xếp vào phạm trù các chứng trạng như tâm quý chính xung, hung thống, hung muộn. Tâm quý là chứng hồi hộp, chính xung là chứng hồi hộp trống ngực nhiều, hay giật mình lo sợ. Hung thống, hung muộn chỉ chứng trạng đau vùng ngực, ngực khó chịu.
“Sau khi mắc bệnh dù đã hồi phục, người bệnh vẫn bị tổn hao khí huyết của cơ thể, tổn thương nguyên khí ngũ tạng gây ra nội thương. Người bệnh đau ngực, tim đ.ập nhanh hậu Covid-19 thường có biểu hiện của hội chứng bệnh tâm phế khí hư, tâm khí hư với biểu hiện suy nhược tâm và phế, tâm muộn phiền, phế (cơ quan hô hấp) bị tổn thương.”, bác sĩ Châu phân tích.
Các vị thuốc cổ phương thường được sử dụng có thể kể đến như phục thần, viễn chí, bá tử nhân, toan táo nhân… có tác dụng dưỡng tâm, an thần; nhân sâm đại bổ nguyên khí; đương quy, sinh địa…tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết.
“Ngoài ra, các phương pháp như nhĩ châm (châm cứu vùng loa tai), ấn huyệt, dưỡng sinh luyện thở thư giãn giúp điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, hỗ trợ tâm lý…giúp người bệnh mau hồi phục”, bác sĩ Châu cho biết.
Đang ở nhà, người đàn ông đột ngột đau ngực, ngưng tim
Nam bệnh nhân 56 t.uổi, đang ở nhà thì đột ngột đau ngực, ngưng tim ngưng thở.
Bệnh nhân thoát c.hết sau nhiều lần ngưng tim. Ảnh BVCC
Ông được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện địa phương. Sau 10 phút các bác sĩ đã hồi sinh tim phổi, tim của ông đ.ập trở lại. Tuy nhiên, sau đó gia đình không đồng ý chuyển lên tuyến cao hơn để điều trị vì lo lây nhiễm do Covid-19.
Về nhà được một ngày, bệnh nhân lại ngưng tim, mạch chậm, nên được gia đình chuyển đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM.
Khi đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM, bệnh nhân đã hôn mê sâu, phản xạ ánh sáng chậm, huyết áp khó đo và mạch khó bắt.
Ê kíp bác sĩ tiếp tục duy trì thực hiện hồi sinh tim phổi, ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, sốc điện, sử dụng thuốc vận mạch…
Ê kíp thực hiện can thiệp mạch vành, cứu sống bệnh nhân. Ảnh BVCC
Sau gần 40 phút hồi sức, bệnh nhân có dấu hiệu sống trở lại, nhịp tim có trở lại. Ê kíp bác sĩ quyết định chuyển ngay bệnh nhân đến Trung tâm Can thiệp tim mạch và tiến hành can thiệp cấp cứu theo phương án phòng dịch, vừa đảm bảo cho ê kíp, vừa kịp thời cứu sống bệnh nhân.
Ngày 27.8, thạc sĩ, bác sĩ nội trú Trần Tấn Việt – Trưởng khoa Can thiệp tim mạch Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM, cho biết sau can thiệp, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Sau 2 tuần điều trị, đến nay bệnh nhân đã tỉnh, dấu hiệu sinh tồn dần ổn định, tiếp xúc được và có thể sớm được xuất viện về nhà.