8 loại bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm nhất

Khi bạn gặp phải những cơn đau kỳ lạ, bí ẩn hoặc các triệu chứng không giải thích được, bạn hy vọng đi khám, bác sĩ sẽ giải quyết được vấn đề sức khỏe của mình.

Nhưng đôi khi, các bác sĩ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các rối loạn và bệnh nhất định, theo Health.

Bác sĩ David Fleming, giáo sư y khoa tại Đại học Missouri (Mỹ), cho biết nhiều triệu chứng không đặc trưng và có thể khác nhau tùy từng người.

Trên hết, nhiều xét nghiệm chẩn đoán rất tốn kém và không được thực hiện thường xuyên, và thậm chí không phải lúc nào cũng cho câu trả lời rõ ràng.

Sau đây là 8 bệnh khó chẩn đoán nhất.

1. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể gây đau xung quanh rốn. Nó bắt đầu đột ngột và cơn đau di chuyển xuống phía dưới khi càng nặng hơn. Người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, nôn, sốt, táo bón hoặc tiêu chảy.

Không phải lúc nào tình trạng này cũng được chẩn đoán ngay vì bệnh Crohn, bệnh viêm vùng chậu, tắc ruột và viêm đại tràng có thể giống nhau, theo WebMD.

Khám bệnh và xét nghiệm hình ảnh có thể giúp phát hiện tình trạng này.

2. Bệnh đau nửa đầu

Một số người có thể bị chứng đau nửa đầu mà không hề hay biết. Ảnh SHUTTERSTOCK

Đối với nhiều người bị đau nửa đầu, không có gì rõ ràng ngoài những cơn đau đầu dữ dội, thường có đặc điểm là đau nhói hoặc đau dữ dội và có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa hoặc nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Nhưng một số người có thể bị chứng đau nửa đầu mà không hề hay biết, tiến sĩ Fleming nói, theo Health.

Đôi khi, bệnh này có thể rất nghiêm trọng, và bệnh nhân thậm chí có thể bị liệt, và có khi rất tinh tế.

Bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc cảm thấy khó chịu trong đầu và đôi khi điều trị bằng loại thuốc không đúng với chứng đau nửa đầu thực sự.

Bác sĩ thần kinh sẽ có thể loại trừ các khả năng khác và đưa ra chẩn đoán thích hợp.

3. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 2 nếu không được điều trị, có thể gây tổn thương các cơ quan chính của cơ thể, đe dọa đến tính mạng.

Tiến sĩ Fleming cho biết, người mắc bệnh tiểu đường có thể mắc bệnh trong nhiều năm mà không biết.

Có rất nhiều người có lượng đường trong m.áu cao nhưng không đi khám thường xuyên, nên không được kiểm tra.

Họ sẽ không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng đến mức bắt đầu bị biến chứng, như các vấn đề về thị lực hoặc tê chân hoặc tay.

Để tránh những vấn đề này, hãy để ý các triệu chứng sớm hơn như tăng cảm giác khát hoặc đói, giảm cân đột ngột và mệt mỏi, theo Health.

4. Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng gây viêm đường tiêu hóa, cũng như gây đau, tiêu chảy.

Vì không có xét nghiệm nào cho viêm loét đại tràng, nên phải chẩn đoán chủ yếu bằng cách loại trừ. Cần phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra bằng hình ảnh, xét nghiệm m.áu, đ.ánh giá, và đôi khi phải loại trừ những bệnh khác.

5. Cường giáp

Khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoóc môn thyroxine, sẽ gây ra tình trạng này.

Người bệnh có thể hồi hộp, lo lắng hoặc cáu kỉnh và có thể bị rối loạn tâm trạng. Cũng có thể giảm cân, tim đ.ập nhanh hoặc đổ mồ hôi bất thường.

Không phải lúc nào tình trạng này cũng được chẩn đoán ngay. Ảnh SHUTTERSTOCK

6. Suy giáp

Cảm thấy uể oải và tăng cân có thể là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp không sản xuất đủ thyroxine. Nó cũng có thể gây rụng tóc, thay đổi nhu động ruột và dẫn đến nhạy cảm hơn với nóng và lạnh.

Xem xét các triệu chứng và xét nghiệm m.áu có thể phát hiện ra 2 bệnh về tuyến giáp kể trên.

7. Lạc nội mạc tử cung

Điều này xảy ra khi mô lót bên trong tử cung – gọi là nội mạc tử cung – phát triển bên ngoài tử cung.

Nó có thể dẫn đến đau bụng dưới nghiêm trọng và các vấn đề mang thai.

Lạc nội mạc tử cung có thể bị nhầm lẫn với những thứ khác gây đau ở cùng một khu vực, như u nang buồng trứng hoặc hội chứng ruột kích thích, theo WebMD.

Cách duy nhất để biết là nội soi ổ bụng.

8. Viêm khớp dạng thấp

Đau nhức không rõ nguyên nhân cũng có thể do viêm khớp dạng thấp, theo Health.

Bệnh gây viêm và sưng đau các khớp và có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi.

Tiến sĩ Fleming cho biết, giai đoạn đầu của bệnh này có thể bắt chước nhiều tình trạng khác – đôi khi chỉ là cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp, có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Xét nghiệm m.áu có thể giúp phát hiện sự hiện diện của viêm trong cơ thể.

Thời điểm cần phẫu thuật sỏi túi mật

Sỏi túi mật thường gặp ở phụ nữ trên 40 t.uổi, người béo phì. Bệnh khó phát hiện, chỉ đến khi có những cơn đau rõ rệt thì kích thước sỏi thường đã khá lớn.

Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.

Khởi nguồn của sỏi túi mật là dịch mật – hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và thuần hóa hàng loạt vitamin. Dịch mật do gan tiết ra và được vận chuyển đến túi mật. Sỏi túi mật là không gì khác những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt Nam đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.

Cholesterol kết tinh ở dạng cục nhỏ khi túi mật tích trữ lượng dịch mật nhiều hơn khả năng hòa tan muối mật. Nguyên nhân tình trạng ứ trệ cũng có thể vì hoạt động bất thường của túi mật. Sỏi túi mật trở thành nguồn gốc tình trạng bệnh lý khi chúng làm tắc ống túi mật hay gây viêm túi mật.

Ai dễ mắc sỏi túi mật?

Những người sau đây thuộc nhóm có nguy cơ cao: người béo: vì sỏi liên quan đến vấn đề thừa cholesterol trong m.áu; phụ nữ dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen; người có bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng. Tiểu đường hoặc những bệnh khác hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột – trong đó thậm chí có cả tình trạng tổn thương tủy sống.

Khởi nguồn của sỏi túi mật là dịch mật.

Biêu hiên của sỏi túi mật

Đa số bệnh nhân sỏi túi mật không có triệu chứng gì, được tình cờ phát hiện trong quá trình thăm khám chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng. Những triệu chứng đau dữ dội xuất hiện nhiều nhất khi sỏi làm tắc ống túi mật. Những cơn đau thường xảy ra trong trường hợp túi mật co thắt đột ngột (hay xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm chúng dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường dẫn mật.

Trong các triệu chứng cơ bản có cơn đau thường xuất hiện ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn – tình trạng đau đớn gia tăng kéo dài khoảng 60 phút và có thể duy trì, mức độ giảm dần suốt vài tiếng tiếp theo. Cảm giác đau có thể mạnh mẽ và dai dẳng hoặc nhức nhối và căng phồng. Cũng không hiếm trường hợp cơn đau lan theo hướng sau lưng hoặc cánh tay phải. Không loại trừ kém theo tình trạng buồn nôn và nôn. Cơn đau thuyên giảm, khi túi mật trở lại trạng thái bình thường.

Sỏi túi mật cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, như viêm túi mật cấp, viêm đường mật, viêm tụy cấp…

Ảnh minh họa

Khi nào cần phẫu thuật?

Thông thường sỏi túi mật không gây đau đớn cho người bệnh thì chưa cần thiết phải phẫu thuật. Người bệnh có thể chọn giữa việc phẫu thuật và sử dụng các loại thuốc tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, làm tan sỏi và lấy sỏi qua da, lấy sỏi túi mật qua nội soi…

Nếu sỏi túi mật đã có những triệu chứng đau đớn kéo dài, gây viêm túi mật mạn tính hay những biến chứng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân thì cần phải tiến hành phẫu thuật, bất kể kích thước sỏi túi mật nhỏ hay lớn.

Ngoài ra, trường hợp sỏi túi mật không có triệu chứng nhưng bệnh nhân có sỏi lớn hơn 25mm, túi mật có nhiều sỏi, sỏi túi mật đi kèm với polype túi mật có kích thước lớn hơn 10mm hoặc có nguy cơ ung thư túi mật cũng cần phải phẫu thuật sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *