Sau hơn 1 tháng điều trị, bé P.N.T.V. (nữ, 3 tháng t.uổi, huyện Hóc Môn, TP.HCM) mắc COVID-19 nặng, nguy kịch trên nền mắc bệnh tim bẩm sinh đã chiến thắng COVID-19, cai máy thở oxy qua cannula.
Trước đó, bé V. nhập Khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố trong tình trạng khó thở, tím tái. Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ bệnh 2 ngày, sốt cao, ho sổ mũi, khò khè, khó thở, mệt, bú kém nên được đưa đến nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.
Tại bệnh viện, ghi nhận trẻ thở mệt, rút lõm ngực nặng, tím môi trên thở oxy, SpO2 78% (mức bình thường là 96-98%), nhịp tim nhanh 168 lần/phút, phổi ran ẩm, tim nghe âm thổi gợi ý bệnh tim bẩm sinh đi kèm. Trẻ và mẹ được xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tầm soát SARS-CoV-2 và được khẳng định dương tính bằng kỹ thuật Real time RT-PCR.
Hình ảnh tổn thương thâm nhiễm phổi nặng lan tỏa 2 phế trường, bóng tim to. (Ảnh: BVCC).
Kết quả chẩn đoán, bé mắc COVID-19 tình trạng nặng, nguy kịch và được điều trị hỗ trợ hô hấp, truyền thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm, kháng đông. Đồng thời kết quả siêu âm tim cho thấy, trẻ có 2 dị tật tim phối hợp gồm thông liên nhĩ đường kính lỗ thông 6mm, còn ống động mạch đường kính 5mm.
Tình trạng hô hấp của trẻ diễn tiến xấu hơn, trẻ thở mệt co kéo, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, được chuyển thở máy không xâm nhập, vẫn không cải thiện. Hình ảnh Xquang phổi thấy rõ tổn thương phổi nặng lan tỏa 2 bên, biểu hiện hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), bóng tim to, suy tim nên được đặt nội khí quản thở máy.
Theo các bác sĩ, xét nghiệm m.áu cho hay bé có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh nên được hội chẩn truyền thêm kháng thể miễn dịch và điều trị các thuốc hỗ trợ tim, tăng sức co bóp cơ tim. Trẻ cũng được điều trị hỗ trợ, điều chỉnh nước điện giải, toan kiềm, hạ sốt, dinh dưỡng, xoay trở chống loét.
Sau quá trình điều trị tích cực, trẻ có tiến triển khá lên, tuy nhiên cai máy khó khăn, nên được hội chẩn ê kíp tim mạch, tiến hành thông tim bít ống động mạch.
Trải qua hơn 1 tháng nỗ lực điều trị, trẻ cai được máy thở, tỉnh táo, bú khá. Kết quả xét nghiệm RT-PCR ba lần âm tính. Trẻ được tiếp tục điều trị tại Khoa Tim mạch.
Bé đã cai được máy thở, tỉnh táo, bú khá, tiếp tục điều trị tại Khoa Tim mạch. (Ảnh: BVCC)
Chia sẻ về trường hợp bệnh nhi nhỏ t.uổi trên, BSCK2. Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết đây là trường hợp mắc COVID-19 nặng, nguy kịch ở trẻ nhũ nhi kèm tim bẩm sinh được cứu sống nhờ phối hợp các chuyên khoa nhiễm, tim mạch, hồi sức, chẩn đoán hình ảnh,…
Bác sĩ Tiến cũng khuyến cáo, phụ huynh cần lưu ý trong thời gian bình thường mới sắp tới, hãy cẩn thận hơn khi ra đường đi làm, phải tuân thủ 5K. Đặc biệt khi về nhà càng nghiêm túc tuân thủ 5K trước khi chăm sóc trẻ, từ mang khẩu trang, kính chắn giọt b.ắn, rửa tay, sát trùng tay… đến các vật dụng sử dụng như điện thoại, máy tính xách tay… cần khử khuẩn trước khi đưa cho trẻ chơi.
Tại sao F1, F0 không nên tự sử dụng máy thở oxy tại nhà?
Tôi được biết nhiều F0 sẽ có triệu chứng khó thở, cần thở oxy trong một số tình huống nguy kịch.
Xin hỏi bác sĩ tại sao khuyến cáo không nên sử dụng máy thở oxy tại nhà? (Hùng, TP HCM).
Trả lời:
Các F1 không có t.iền sử bệnh lý cần thở oxy hay thở máy tại nhà thì không cần sử dụng máy tạo oxy hay máy thở tại nhà. Các F1 vốn dĩ chưa được xác định mắc bệnh, nên thường không có tổn thương phổi do bệnh Covid-19 và không có tình trạng giảm oxy m.áu. Nếu các F1 này tự ý sử dụng oxy sẽ có thể gây nguy hiểm vì nồng độ oxy trong m.áu quá cao có thể gây ra các biến chứng như xẹp phổi, giảm thông khí, ngộ độc oxy, bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non…
Đối với F0, 80% người bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, không cần thở oxy hay thở máy. Những F0 nếu giảm oxy m.áu và có chỉ định điều trị oxy liệu pháp, thì cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.
Không được tự ý thở oxy hay thở máy tại nhà vì các lý do sau:
F0 khi trở nặng với suy hô hấp và giảm oxy m.áu, thường diễn tiến rất nhanh, không đáp ứng với thở oxy đơn thuần và cần các biện pháp điều trị tích cực hơn như đặt nội khí quản thở máy, thông khí nằm sấp, trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO)… Nếu người bệnh không được theo dõi sát tại các cơ sở y tế, tình trạng chuyển biến xấu nhanh khiến không kịp đưa đến cơ sở y tế, dẫn đến t.ử v.ong tại nhà hoặc trên đường vận chuyển đến cơ sở y tế.
Sử dụng máy tạo oxy, máy thở cần có trình độ chuyên môn nhất định và đúng tình trạng bệnh lý. Chỉ định sử dụng máy tạo oxy hay máy thở tại nhà cho một số trường hợp đặc biệt cần có hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ hoặc nhân viên y tế đủ trình độ chuyên môn. Nếu người đặc biệt này bị Covid-19, cần nhanh chóng cho nhập viện để theo dõi và điều trị, không được tiếp tục thở oxy hay thở máy tại nhà như trước.
Tự ý thở oxy tại nhà có thể dẫn đến nồng độ oxy trong m.áu quá cao, gây ra các biến chứng như xẹp phổi, giảm thông khí, ngộ độc oxy…, làm nặng thêm tình trạng bệnh lý hô hấp của người bệnh.
Tự mua máy tạo oxy hay máy thở để dành ở nhà là lãng phí vì không thể tự vận hành các máy móc này cách chính xác và phù hợp với người bệnh, đồng thời dẫn đến tình trạng khan hiếm những loại máy này trên thị trường, dẫn đến những người bệnh nặng thật sự cần các loại máy này thì lại không có để sử dụng. Ngoài ra, việc trữ các bình khí oxy tại nhà còn dẫn tới nguy cơ cháy nổ rất lớn.
Theo hướng dẫn ngày 14/7 của Bộ Y tế về vấn đề cách ly F1 tại nhà và quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19: Không có khuyến cáo nào về việc F1 khi cách ly tại nhà phải theo dõi nồng độ oxy trong m.áu. Nếu có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 như ho, sốt, đau rát họng, khó thở, thì phải báo ngay cho cán bộ y tế.
Bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng đang điều trị tại các cơ sở y tế, có thể xuất viện vào ngày thứ 10 khi đảm bảo 2 mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với nCoV hoặc tải lượng virus thấp (giá trị CT 30) và tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày. Như vậy F0 được tự theo dõi tại nhà là những người bệnh đã ổn định, không bị suy hô hấp nên không cần thở oxy hay thở máy tại nhà.
Đối với người bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất viện theo quy định của Bộ Y tế và trong thời gian tự theo dõi tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày, nếu tái dương tính thì không cần cách ly điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không cần thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục được theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi. Họ có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong m.áu để tự theo dõi, nhất là khi cảm thấy mệt, khó thở nhiều hơn, nhưng không bắt buộc cũng như không có khuyến cáo phải sử dụng máy này tại nhà.
Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Vũ Anh Minh
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM