Cách ly F1 tại nhà; chăm sóc F0 tại nhà ở khu vực dịch nóng; thành lập các trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19… là những giải pháp giúp giảm số ca t.ử v.ong.
Tại Hội nghị tập huấn trực tuyến triển khai Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19 phiên bản lần thứ 7, chiều 7/10, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay đợt dịch thứ 4 với chủng mới Delta gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, Việt Nam đang từng bước khống chế được dịch bệnh, giảm t.ử v.ong.
Để đạt được điều này, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho hay đó là việc lãnh đạo Bộ Y tế đã chỉ đạo nhiều biện pháp quyết liệt, ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn.
Cùng đó Bộ Y tế đã thành lập bộ phận công tác thường trực đặc biệt hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh phía Nam phòng chống dịch.
Điều trị bệnh nhân Covid -19 nhẹ. Ảnh: Bộ Y tế
Ngoài ra, các đoàn công tác của Bộ Y tế đã nhiều lần trực tiếp vào TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, T.iền Giang… để chỉ đạo công tác phòng chống dịch, đưa ra các quyết sách, chiến lược, giải pháp kiểm soát t.ử v.ong.
Ông Lương Ngọc Khuê cũng đưa ra 5 biện pháp đã giúp Việt Nam kiểm soát số ca mắc mới và ca t.ử v.ong.
Thứ nhất là triển khai cách ly F1 tại nhà.
Thứ hai, trong bối cảnh số ca mắc tăng cao, số người bệnh Covid-19 trở nặng cần nhập viện điều trị kịp thời, các cơ sở y tế địa phương lúng túng trong việc tiếp nhận bệnh để xử trí, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3992/QĐ-BYT ngày 18/8 về việc phân công các bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.
Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8 về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng. Phân loại nguy cơ người bệnh Covid-19 theo quyết định số 3646/QĐ-BYT ban hành ngày 31/7 về tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2.
“Điều này đã tác động đáng kể đến việc giảm thiểu t.ử v.ong do phân loại đối tượng nguy cơ cao, rất cao ra để theo dõi liên tục, theo dõi diễn tiến người bệnh trở nặng hoặc cần nhập viện kịp thời. Đồng thời, giúp các bệnh viện bớt lúng túng trong bối cảnh số ca mắc tăng cao, khoa điều trị Covid-19 luôn trong tình trạng quá tải”, ông Lương Ngọc Khuê nói.
Thứ ba, thực hiện cách ly, theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà ở khu vực dịch nóng, góp phần giảm tải áp lực cho các bệnh viện với chiến lược đưa y tế đến gần dân nhất là 3 túi thuốc điều trị. Trong đó có thuốc kháng đông, kháng viêm để bệnh nhân kịp thời sử dụng sớm nhất. Các chiến lược xét nghiệm, tiêm chủng, oxy, trạm y tế lưu động để kịp thời đưa người bệnh trở nặng vào điều trị tại cơ sở y tế…
Thứ tư, thành lập các trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19. Ngành y tế trang bị thêm oxy và trang thiết bị y tế, đưa thuốc điều trị Covid-19, kháng đông, kháng viêm vào điều trị sớm…
Thứ năm, Bộ Y tế, các địa phương đã điều động gần 20.000 chuyên gia, các y bác sĩ, sinh viên y khoa đến TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An các tỉnh Tây Nam Bộ hỗ trợ chống dịch.
“Có thể nói đợt dịch thứ 4 với chủng mới Delta gây hậu quả rất nghiêm trọng cho hệ thống khám, chữa bệnh, người bệnh và nhân viên y tế. Tuy nhiên chúng ta đang từng bước khống chế được dịch bệnh, giảm t.ử v.ong”, Cục trưởng Cục khám chữa bệnh nhấn mạnh.
Ngày 7/8, Việt Nam ghi nhận 4.150 ca Covid-19, giảm 209 ca so với ngày trước đó và là số mắc mới thấp nhất trong 82 ngày qua. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 822.238 ca, trong đó có 753.309 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.402, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 758.488 trường hợp. Trong ngày, Việt Nam ghi nhận 120 ca t.ử v.ong. Trung bình số t.ử v.ong 7 ngày qua là 131 ca. Tổng số ca t.ử v.ong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.223 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
Bộ Y tế bổ sung thuốc vào phác đồ điều trị Covid-19
Theo hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế bổ sung thuốc kháng virus đường uống, đường tiêm và một số thuốc kháng thể đơn dòng cho bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ và người mắc kèm các bệnh nền.
Bộ Y tế vừa có quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2). Tại hướng dẫn mới này, Bộ Y tế bổ sung thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19 nhằm ức chế sự sao chép của virus.
Theo đó, Bộ Y tế quy định thuốc kháng virus là thuốc ức chế sự sao chép của virus. Thuốc kháng virus đường uống thường được dùng cho tất cả những trường hợp xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 giai đoạn sớm. Thuốc kháng virus đường tiêm, truyền thường được dùng cho bệnh nhân nội trú.
Quyết định nêu rõ, đối với thuốc chưa được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới, việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.
Thuốc đã được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới thì cho phép sử dụng theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất kèm theo khi nhập khẩu.
Cũng trong hướng dẫn mới nhất này, Bộ Y tế cũng bổ sung các loại thuốc kháng thể đơn dòng (là thuốc ức chế Interleukine 6 hoặc trung hòa virus).
Thuốc này chỉ định điều trị cho bệnh nhân từ 12 t.uổi trở lên đã được khẳng định nhiễm virus SARS-CoV-2 mức độ nhẹ đến vừa và có nguy tiến triển nặng như người cao t.uổi, béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường typ 1 và typ 2, bệnh thận mạn tính-bao gồm cả các bệnh nhân đang lọc m.áu, bệnh gan mạn tính, suy giảm miễn dịch-đang được điều trị ung thư, ghép tủy xương hoặc ghép tạng, suy giảm miễn dịch, HIV, thiếu m.áu hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia và sử dụng dài ngày các thuốc gây suy giảm miễn dịch.
Đối với thuốc chưa được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới, việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.