‘Bão giáp’ chồng ‘bão cytokine’ không quật ngã sản phụ mắc COVID-19

Chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thiên Bình, Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương TP.HCM, về sản phụ mang thai tuần 22 nhiễm COVID-19.

Sản phụ hồi sinh ngoạn mục dù trước đó bị viêm phổi nặng.

Sản phụ T.T.T. (36 t.uổi) sắp được xuất viện sau 15 ngày điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương TP.HCM – Ảnh: X.MAI

Ngày 7-10, bác sĩ Nguyễn Thiên Bình, trưởng khoa hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương TP.HCM (Bệnh viện Trưng Vương) – cho biết bệnh viện vừa cứu sống ngoạn mục sản phụ T.T.T. (36 t.uổi, ngụ huyện Hóc Môn) bị viêm phổi do COVID-19, “bão giáp” chồng “bão cytokine”, n.hiễm t.rùng huyết…

Trước đó, lúc hơn 21h ngày 13-9, chị T. được Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chuyển đến Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương trong tình trạng sốt cao, mạch nhanh 140 – 180 lần/phút, huyết áp ổn, suy hô hấp giảm oxy m.áu mức độ nguy kịch.

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi SARS-CoV-2 nguy kịch, hội chứng nguy ngập hô hấp cấp mức độ nặng, “bão giáp”, “bão cytokine”, n.hiễm t.rùng huyết vi khuẩn đa kháng thuốc, mang thai tuần thứ 22.

Tại khoa hồi sức tích cực – chống độc, bệnh nhân được thở máy qua nội khí quản, dùng t.huốc a.n t.hần, giảm đau, giãn cơ, kháng sinh, kháng viêm, kháng đông, kháng giáp, truyền m.áu, lọc m.áu…

Sau 15 ngày điều trị tích cực, sản phụ đã hồi phục ngoạn mục, thai nhi khỏe. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi tại khoa tim mạch, có thể vận động tại giường và chuẩn bị xuất viện.

“Bệnh nhân COVID-19 gặp bão cytokine đã khó vượt qua, trong khi đây là sản phụ và còn thêm bão giáp. Dù bão chồng bão nhưng không quật ngã được cô”, bác sĩ Bình xúc động chia sẻ.

Bác sĩ Bình cho biết thêm hơn 1 tháng trước, khoa hồi sức tích cực – chống độc cũng đã cứu sống một sản phụ mắc COVID-19 bị viêm phổi nặng, băng huyết… từ Bệnh viện Từ Dũ chuyển đến.

Hiện khoa đang điều trị khoảng 20 bệnh nhân COVID-19 nặng phải thở máy.

“Bão cytokine” là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập của SARS-CoV-2 dẫn đến phản ứng viêm toàn cơ thể.

“Bão giáp” là tình trạng mất bù của cường giáp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù việc phát hiện và điều trị sớm, tỉ lệ t.ử v.ong vẫn 10% và trên 30% khi xuất hiện tăng thân nhiệt, suy tim và rối loạn nhịp.

Cháy bệnh viện điều trị COVID-19 ở Romania, 9 người t.hiệt m.ạng

Khoảng 15 giờ ngày 1/10 (giờ Việt Nam), một bệnh viện điều trị COVID-19 tại thành phố Constanta của Romania bất ngờ bốc cháy.


Nhân viên cứu hỏa sơ tán bệnh nhân khỏi bệnh viện sau vụ hỏa hoạn tại Constanta, Romania, ngày 1/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo giới chức địa phương, đã có ít nhất 9 người t.hiệt m.ạng trong vụ hỏa hoạn chưa rõ nguyên nhân này

Ngay sau khi hỏa hoạn xảy ra, lực lượng cứu hỏa đã có mặt tại hiện trường và dập tắt đám cháy. Những hình ảnh ghi lại vụ hỏa hoạn cho thấy nhiều bệnh nhân ở tầng thấp đã phải nhảy qua cửa sổ để thoát thân, trong khi lực lượng cứu hộ tìm cách đưa nhiều bệnh nhân thoát khỏi bệnh viện.

Quyền Bộ trưởng Y tế Cseke Attila cho biết tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn có 113 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, trong đó có 10 bệnh nhân đang được chữa trị tại phòng chăm sóc đặc biệt.


Sơ tán bệnh nhân khỏi bệnh viện sau vụ hỏa hoạn tại Constanta, Romania, ngày 1/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Lực lượng xử lý tình huống khẩn cấp ngay lập tức đã bố trí phòng điều trị lưu động và đã có 50 bệnh nhân được sơ tán và đưa tới các bệnh viện khác.

Đây là vụ hỏa hoạn thứ 3 xảy ra tại bệnh viện của Romania trong 1 năm qua. Hồi tháng 2, hỏa hoạn tại một bệnh viện chữa trị COVID-19 ở thủ đô Bucharest cũng đã cướp đi sinh mạng của 4 người. Trong khi, vụ hỏa hoạn hồi tháng 11/2020 tại khu vực chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở huyện Piatra Neamt đã khiến 10 người t.hiệt m.ạng.


Bệnh nhân được sơ tán khỏi bệnh viện sau vụ hỏa hoạn tại Constanta, Romania, ngày 1/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngay trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Romania cũng đang bị quá tải. Romania cũng là một trong các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có có đầu tư ít nhất vào hệ thống y tế và thực tế đã có hàng chục nghìn bác sĩ và y tá của nước này di cư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *