Phát hiện tế bào ‘điệp viên 2 mang’ trong ung thư não

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một nghiên cứu mới công bố của trường Đại học Tel Aviv (Israel) vừa phát hiện một loại tế bào miễn dịch đã “tiếp tay” đẩy nhanh quá trình phát triển và làm tăng độ nguy hiểm của khối u não.


Ảnh minh họa: timesofisrael.com

Hai đối tượng được nghiên cứu bao gồm căn bệnh ung thư nguyên bào thần kinh đệm (GBM) – một trong những bệnh ung thư não phổ biến nhất – và các bạch cầu trung tính Neutrophil – loại bạch cầu phổ biến được tủy xương tạo ra và có chức năng quan trọng là thực bào giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, tiến sĩ Dinorah Friedmann-Morvinski cho biết các nhà khoa học đã theo dõi sự phát triển của khối u GBM ở một số động vật có hệ miễn dịch bình thường và có những đặc điểm tương đồng với con người. Họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy các bạch cầu trung tính đã “đổi bên”. Thời gian đầu khi khối u xuất hiện, các bạch cầu Neutrophil tham gia tấn công ngăn chặn khối u, nhưng sau đó chúng di chuyển vào khu vực ung thư và giúp khối u phát triển.

Tiến sĩ Friedmann-Morvinski cho biết bạch cầu trung tính là những người lính tuyến đầu của hệ thống miễn dịch, nhưng sau đó chúng đã bị chính khối u “tuyển mộ”. Từ vai trò chống ung thư, Neutrophil đã trở thành yếu tố kích thích ung thư. Kết quả là chúng làm trầm trọng thêm những tổn thương do khối u tạo ra.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện quá trình “thoái hóa biến chất” của các bạch cầu trung tính dường như đã diễn ra trước khi chúng tiếp cận khối u. Điều này đồng nghĩa với việc khối u nằm trong não nhưng có thể điều khiển từ xa các tế bào miễn dịch khi chúng còn đang ở tủy xương.

GBM là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất ở người, với thời gian sống trung bình của bệnh nhân chỉ 12-15 tháng kể từ thời điểm phát hiện. Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Đại học Tel Aviv có thể góp phần làm tăng hiệu quả của liệu pháp điều trị miễn dịch đối với các bệnh nhân ung thư, vốn đang đạt được nhiều bước tiến bộ trong những năm gần đây.

35 năm sống dở c.hết dở vì bị chẩn đoán nhầm ung thư

“Sự sai sót của bệnh viện đã phá hủy gia đình tôi suốt hơn 3 thập kỷ qua”, Jeff Henigson (đến từ Mỹ) nói với The Washington Post.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não ở t.uổi 15, tôi biết rằng khả năng sống sót của mình là rất thấp. Tuy nhiên, tôi đã vượt qua được cửa tử đó.

Năm ngoái, 3 tuần trước khi tôi bước sang t.uổi 50, BBC đăng câu chuyện bệnh tật thời niên thiếu của tôi lên trang chủ. Từ hôm đó, tôi nhận được vô số tin nhắn, phần lớn gửi lời chúc mừng.

Vài người ca ngợi chúa trời vì đã giúp tôi vượt qua căn bệnh ung thư. Họ hy vọng rằng tôi cũng sẽ tìm thấy đức tin của mình sau sự việc.

Nhà thần kinh học Karl Schwarz – người có công trình nghiên cứu về u sao bào độ, loại u não ác tính tìm thấy trong bộ óc thời thiếu niên của tôi – cũng gửi email chúc mừng.

Bác sĩ Schwarz nhấn mạnh rằng suốt 38 năm sự nghiệp, ông chỉ gặp đúng 3 bệnh nhân “sống sót dài hơn dự đoán, mà 2 trong số đó bị chẩn đoán nhầm”.

Cuối thư, ông để lại số và đề nghị trao đổi qua điện thoại với tôi.

Jeff Henigson, hiện 50 t.uổi, mới phát hiện mình bị chẩn đoán nhầm ung thư sau hơn 3 thập kỷ.

Tôi chủ động liên hệ lại với bác sĩ Schwarz ngay trong tuần đó. Tuy nhiên, trước khi nhấc máy gọi, tôi lên cơn co giật cục bộ đơn giản, dẫn đến mất khả năng hình thành từ ngữ hoặc hiểu lời nói trong vài giây.

“Tôi cảm thấy bắt buộc phải liên hệ với anh, bởi sự thật là thật bất bình thường khi anh có khả năng sống sót qua bệnh ung thư u sao bào độ”, giọng ông Schwarz nói.

Tôi biết điều đó. Hàng tá bác sĩ khoa thần kinh tại những cơ sở y tế hàng đầu nước Mỹ cũng nói những điều tương tự. T.uổi thọ trung bình cho một bệnh nhân bị u não ác tính như tôi chỉ 2-3 năm mà thôi, không phải 35 năm.

Để giãi bày về nguyên do dẫn đến sự nghi ngờ của mình, bác sĩ kể câu chuyện về người đàn ông được chẩn đoán mắc căn bệnh tương tự tôi.

Quá trình điều trị khiến bệnh nhân đó bị tổn thương não vĩnh viễn và cùng lắm chỉ sống được tối đa 1,5 năm. Tuy nhiên, anh ta sống sót 4 năm sau đó, dẫn đến việc các y bác sĩ phải xem xét các chẩn đoán ban đầu.

“Tôi chia sẻ câu chuyện đó để thấy rằng khả năng sống sót của anh, một bệnh nhân ung thư u sao bào độ, là quá bất bình thường”, ông nhấn mạnh.

Tháng 8/1986, Henigson (khi ấy 15 t.uổi) nằm trong phòng hồi sức sau khi phẫu thuật khối u não.

Phát hiện sai lầm sau 35 năm

Chúng tôi trao đổi suốt 2 tiếng đồng hồ. Nỗi bực tức ban đầu của tôi dần chuyển thành sự tò mò. Nhà thần kinh học kỳ cựu cho biết ông sẵn lòng xem lại hồ sơ bệnh án của tôi nếu được sự đồng ý.

“Đây rõ ràng là một cuộc hội chẩn sai. Hơn nữa, nó không được tiến hành ở bệnh viện địa phương của anh. Bác sĩ ắt hẳn đã hỏi ý kiến từ tổ chức khác. Nhưng dù sao, họ sai lầm rồi”, nhà thần kinh học khẳng định.

Tôi câm nín hoàn toàn. Tôi chỉ muốn tắt điện thoại và hét ầm lên. Nhưng thay vào đó, nước mắt lã chã rơi.

Bác sĩ Schwarz cảm nhận được nỗi đau khổ của tôi từ phía kia của điện thoại. “Nhưng dù vậy, câu chuyện của anh vẫn rất quan trọng”, ông tiếp tục.

“Dù kết quả thế nào thì vẫn có ý nghĩa sâu sắc. Nếu thực sự anh sống sót sau bệnh ung thư u sao bào độ, anh chắc chắn đã được ban phước bởi chúa trời. Còn nếu anh bị chẩn đoán sai, câu chuyện của anh trở thành một ví dụ điển hình để cảnh giác trong ngành. Hơn nữa, y bác sĩ cũng là người thường thôi. Thi thoảng họ mắc lỗi”, ông nói.

Những lời của bác sĩ không xoa dịu được tôi. Mà thực sự, tôi không chắc bất kỳ ai có thể làm được điều đó. Tôi cảm ơn ông ấy rồi cúp máy.

Quá nhiều đau đớn, tổn thương

Sau vài tuần, tôi vẫn bật đi bật lại đoạn ghi âm cuộc trò chuyện với bác sĩ Schwarz.

Tôi đề nghị ông ấy viết tay một bản đ.ánh giá chính thức về bệnh án của tôi, hy vọng tôi có được bức tranh toàn cảnh rõ ràng hơn về những gì đã xảy ra với bản thân, cũng như làm thế nào một sai lầm có thể được thực hiện.

Cơn động kinh mà Henigson phải chịu đựng suốt nhiều năm qua là hậu quả từ cuộc xạ trị không đáng có.

Bản báo cáo thứ 3 từ hồ sơ bệnh án của tôi đúng là được đưa ra bởi một cơ sở y tế khác, không phải tại bệnh viện địa phương nơi tôi điều trị. Họ tuyên bố tôi mắc ung thư u sao bào độ nhưng lại không đưa bằng chứng cụ thể.

Tôi đã xem xét liệu có đủ căn cứ khởi kiện các bệnh viện nơi tôi điều trị hay không, bao gồm nơi đưa ra đ.ánh giá sai về khối u của tôi.

Tuy nhiên, theo luật pháp bang California, thời hạn để khởi kiện sự sơ suất y tế đã hết hạn từ 3 thập kỷ trước. Rất có thể các mô tế bào khối u của tôi không còn tồn tại để chẩn đoán lại lần nữa. Cả ba bác sĩ giám định và đưa ra kết luận về khối u của tôi cũng đã về hưu.

Nhà thần kinh học Schwarz chắc chắn rằng tôi bị chẩn đoán nhầm và tôi cũng vậy. Bằng chứng rõ ràng nhất là tôi vẫn còn sống. Phần lớn những người mắc ung thư u sao bào độ không thể sống lâu, 35 năm như tôi lại càng không thể.

Hóa ra, tôi chẳng phải điều diệu kỳ y học nào. Ngược lại, tôi chỉ là một sai lầm của các y bác sĩ.

Tôi viết ra một danh sách các hậu quả từ việc chẩn đoán sai. Bức xạ não làm hỏng thị lực, thính giác và nội tiết tố của tôi. Về lâu dài, vết sẹo mổ ở não khiến tôi bị động kinh. Quá trình hóa trị làm tổn hại đến chức năng phổi của tôi.

Nỗi sợ c.hết thường trực bao trùm lấy tôi khi tôi mới chỉ là một cậu bé 15 t.uổi. Mỗi lần tôi lên cơn đau đầu hoặc chuẩn bị chụp cộng hưởng từ MRI, tôi lại nghe họ dự đoán rằng tôi chắc chỉ sống được 1-2 năm là cùng.

Đó là chưa kể đến chẩn đoán sai lầm đã tàn phá từng thành viên trong gia đình tôi, làm tổn thương họ trong nhiều năm. Thực sự tôi có quá nhiều thứ để tức giận và đau buồn.

Tuy nhiên, cũng có chút nhẹ nhõm khi suốt 35 năm qua, tôi luôn sợ rằng khối u ác tính kia sẽ quay trở lại và bệnh ung thư một lần nữa đe dọa tính mạng.

Giờ, tôi không còn lo lắng về điều đó nữa. Hy vọng sự nhẹ nhõm này sẽ khiến cuộc sống của tôi dễ thở hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *