Sốt xuất huyết vào mùa, nguy cơ dịch chồng dịch

Số bệnh nhân sốt xuất huyết 9 tháng đầu năm nay giảm so với năm ngoái, song bệnh đang vào mùa, số ca hàng tuần có xu hướng gia tăng, theo Bộ Y tế.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 50.473 ca sốt xuất huyết, 18 người t.ử v.ong tại 9 tỉnh thành, hầu hết miền Nam và Đông Nam bộ. So với cùng kỳ năm 2020, số bệnh nhân giảm, song số t.ử v.ong tăng 5.

Chia sẻ với VnExpress, ông Phạm Hùng, Trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đ.ánh giá số ca sốt xuất huyết giảm vì nhiều lý do, như y tế địa phương chủ động kiểm soát dịch, ý thức người dân tăng, điều kiện kinh tế phát triển…

“Đặc biệt việc giãn cách xã hội trong bối cảnh Covid-19 thời gian qua góp phần giảm truyền nhiễm sốt xuất huyết do người dân ít di biến động”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cảnh báo sốt xuất huyết đang vào mùa, số ca mắc hàng tuần có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại Hà Nội và một số tỉnh khu vực miền Nam. Nguy cơ bệnh có thể tăng nhất là vào mùa mưa, tháng 10-11.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Hà Nội, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện bắt đầu tăng cao từ đầu tháng 9 đến nay. Cụ thể, tính từ ngày 10/9 đến sáng 28/9, hơn 100 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện. Riêng tại Khoa Virus – Ký sinh trùng của bệnh viện, trung bình khoảng 10 bệnh nhân điều trị một ngày. Trong đêm 30/9, khoa tiếp nhận cùng lúc 17 bệnh nhân sốt xuất huyết.

Trong tháng 8 và tháng 9, Trung tâm Bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi trung ương, tiếp nhận gần 70 trẻ mắc sốt xuất huyết, trong đó có những bé mới chỉ 5-6 ngày t.uổi.

Cục Y tế dự phòng hôm nay yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài. Xác định các điểm có nguy cơ cao để tổ chức phun hóa chất chủ động. Cần đ.ánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể.

Cơ sở khám, chữa bệnh rà soát, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại đối với từng ca sốt xuất huyết trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Các đơn vị bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, thuốc, dịch truyền, m.áu, lưu đồ xử trí cấp cứu người bệnh, đặc biệt là dung dịch cao phân tử để chống sốc.

Nhân viên y tế dự phòng tại Hà Nội phun hóa chất trong các hộ gia đình, khu đông dân cư. Ảnh: Ngọc Thành

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đ.ốt n.gười bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Người mắc thể bệnh nhẹ thường sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt; Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Với thể bệnh nặng, ngoài các dấu hiệu như thể nhẹ, người bệnh còn có chấm xuất huyết ngoài da, c.hảy m.áu cam, c.hảy m.áu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra m.áu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất m.áu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến t.ử v.ong. Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Cứu bệnh nhân bị cây tre đ.âm vào hốc mắt

Cây đ.âm x.uyên toàn bộ nhãn cầu, vào sâu sàn sọ của bệnh nhân. Các y bác sĩ khẩn trương phẫu thuật để giữ mạng sống cho người bệnh.

Chiều 3/9, đại diện Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết đơn vị này vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân bị cây tre đ.âm x.uyên nhãn cầu.

Người bệnh là bà N.T.L. (47 t.uổi, ngụ tại quận 12), nhập viện đêm 2/9 trong tình trạng nói trên sau tai nạn sinh hoạt.

Bác sĩ Đỗ Tùng Lâm, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 175, cho biết thời điểm nhập viện, bà L. lơ mơ, tiếp xúc chậm, đồng tử mắt trái 3 mm, có phản xạ với ánh sáng, không yếu liệt chi.

Các bác sĩ đang phẫu thuật rút dị vật ra khỏi hốc mắt của người bệnh. Ảnh: Trần Chính.

Qua phim CT Scan, các bác sĩ xác định người bệnh bị dị vật đ.âm x.uyên toàn bộ nhãn cầu, qua đỉnh hốc mắt, vào sâu sàn sọ 1 cm sát động mạch cảnh trong.

“Dị vật này gây tổn thương phù dập não và xuất huyết não, vị trí rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không phẫu thuật kịp thời”, bác sĩ Lâm nhận định.

Sau khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính, dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Lâm, kíp phẫu thuật gồm bác sĩ Hoàng Vân Hạnh, khoa Mắt phối hợp bác sĩ Trần Trung Kiên, khoa Ngoại thần kinh, đã tiến hành rút cây tre khỏi hốc mắt người bệnh.

Các bác sĩ cũng cắt bỏ nhãn cầu và đoạn ngắn thị thần kinh, làm sạch tổn thương và đặt gạc vô trùng dẫn lưu hốc mắt. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển đến khoa Ngoại thần kinh để theo dõi vết thương sọ não hở và nguy cơ viêm não – màng não và dò dịch não tủy.

Sau một ngày phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, thang điểm hôn mê glasgow cải thiện, không dấu hiệu thần kinh khu trú. Tuy nhiên, do vết thương nghiêm trọng, bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi tình trạng viêm não – màng não và các di chứng có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *