Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Thời tiết giao mùa là lúc trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp, tái đi tái lại. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi họng cấp… Với t.rẻ e.m Việt Nam, trong 1 năm có thể mắc từ 6-8 bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên, nhất là các đối tượng dưới 1 t.uổi.

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên

Nếu trẻ có dấu hiệu lặp đi lặp lại viêm đường hô hấp trên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Ho

Sốt nhẹ

Hắt hơi sổ mũi

Không chịu ăn uống, kém ăn

Mệt mỏi, đau nhức người

Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, co giật cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Tuy nhiên, đây là bệnh lý dễ gây nhầm lẫn khiến cha mẹ xử lý không đúng cách cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất:

– Trẻ sốt cao, co giật. Sốt là phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ và co giật cha mẹ cần biết đây là cảnh báo nguy hiểm. Việc co giật lúc này rất khó để phân biệt giữa nguyên nhân sốt cao hay viêm màng não. Nếu để tình trạng co giật lặp đi lặp lại sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như rối loạn tâm thần phát triển, động kinh.

– Nôn liên tục.

– Dấu hiệu toàn thân: li bì, mệt khó đ.ánh thức, không chịu ăn uống.

– Trẻ sốt từ 3 ngày trở lên không có dấu hiệu giảm sốt.

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc viêm đường hô hấp trên của cha mẹ thường gặp là dùng lại đơn cũ, sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác, dùng kháng sinh quá sớm dẫn tới nhờn kháng sinh, lạm dụng corticoid gây hậu quả nghiêm trọng…

Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý triệu chứng.

Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh khi trẻ có những dấu hiệu viêm đường hô hấp trên và tập trung vào việc điều trị triệu chứng như:

– Trẻ sốt trên 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt.

– Trẻ bị tắc mũi hoặc sổ mũi dẫn đến việc quấy khóc, ít ăn, thở bằng mồm gây tụt cân. Lúc này trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước, đờm trong mũi họng đặc lại gây tắc đường thở. Cha mẹ cần rửa mũi cho trẻ từ 2-3 lần bằng nước muối sinh lý trước khi ăn đồng thời cho trẻ uống nhiều nước.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đồ mềm, lỏng dễ hấp thu, chia nhỏ bữa ăn và không ép trẻ ăn.

– Nếu trẻ bị nhiễm bệnh cần tránh tiếp xúc với các t.rẻ e.m khác.

– Không cho trẻ xịt mũi bằng kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ khi khám tại cơ sở y tế.

Phòng viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Để phòng các bệnh đường hô hấp nói chung cho trẻ khi thời tiết thất thường, cha mẹ cần lưu ý từ việc ăn uống, vệ sinh cho trẻ:

– Rửa tay, chân trước khi ăn, sau khi đi ra ngoài và vệ sinh mũi họng hàng ngày.

– Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, hạn chế tới nơi đông người. Với trẻ dưới 2 t.uổi cha mẹ có thể xem xét việc đeo khẩu trang vì khi có dịch mũi chảy ra có thể làm trẻ nhiễm khuẩn thêm.

– Cha mẹ, người thân trong gia đình cũng cần rửa tay và vệ sinh mũi họng trước khi tiếp xúc với trẻ để hạn chế nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài.

– Cho trẻ tiêm đầy đủ vaccine phế cầu, cúm…

Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc

Thời tiết giao mùa đông xuân, mưa phùn, nồm ẩm, số lượng bệnh nhi đến khám vì hô hấp tăng vọt.

Trẻ bị viêm đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sổ mũi khiến bố mẹ lo lắng. Khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị hoặc nghe theo lời mách bảo của người xung quanh, tự dùng các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc…

Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống, hoặc khi bác sĩ kê đơn kháng sinh thì nhiều bậc phụ huynh tự ý thay đổi liều thuốc cũng như khi thấy bệnh tình trẻ đỡ hơn thì tự ý dừng kháng sinh.

Những việc làm này rất nguy hiểm vì kháng sinh cần phải sử dụng đủ liều mới phát huy tác dụng. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định cho dùng kháng sinh từ 7 – 10 ngày nhằm phát huy tối đa tác dụng của thuốc cũng như hạn chế tác dụng phụ và tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Nếu không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì những ảnh hưởng của lạm dụng kháng sinh khiến trẻ nhỏ có thể gặp phải rất nhiều hậu quả.

Hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất là kháng kháng sinh. Đây là tình trạng vi khuẩn kháng lại hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh. Vi khuẩn sẽ thay đổi, làm giảm phần nào hoặc loại bỏ hiệu quả của thuốc kháng sinh dùng để chữa bệnh.

Nếu sau khi điều trị kháng sinh, những vi khuẩn còn sống sót sẽ có thể nhân lên, đồng thời nó còn truyền các đặc tính cho các thế hệ sau. Các đặc tính đó có thể là tình trạng kháng thuốc, khiến cho số lượng chủng loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng. Hậu quả của việc kháng kháng sinh là khiến cho bệnh nặng hơn và tái đi tái lại thường xuyên, thời gian phục hồi lâu hơn, phương pháp và chi phí điều trị cao hơn, đặc biệt khi không có thuốc điều trị hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Đồng thời, bởi kháng sinh có tác dụng chính là t.iêu d.iệt vi khuẩn, tuy nhiên, những vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi đối với cơ thể trẻ bị t.iêu d.iệt nếu cho trẻ sử dụng liều cao dài ngày hoặc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Vì vậy, những vi khuẩn có lợi cho đường ruột đã bị t.iêu d.iệt nên trẻ dễ bị loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy, buồn nôn hay phát ban…

Một trong những ảnh hưởng khác của lạm dụng kháng sinh ở t.rẻ e.m chính là gây hại đến gan và thận. Khi sử dụng số loại kháng sinh cho t.rẻ e.m sẽ gây tổn hại đến gan, thận… Do đó, lạm dụng kháng sinh ở t.rẻ e.m rất nguy hiểm.

Phụ huynh không nên sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không thật sự cần thiết. Nếu trẻ bị các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc một số trường hợp bị viêm phế quản, viêm mũi họng ở mức độ nhẹ mà trẻ vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường, không có biểu hiện nặng lên… thì chưa nhất thiết phải vội vàng dùng kháng sinh.

Thay vào đó, phụ huynh nên hạ sốt cho trẻ nếu trẻ có sốt, tăng cường uống nước và cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng… Sau 1 tuần trẻ không có biểu hiện khả quan hơn và bệnh dần nặng lên thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ khám và chỉ định thuốc phù hợp, không tự ý dùng kháng sinh ở nhà cho trẻ.

Khi trẻ bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, phụ huynh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian, liều dùng cũng như kết hợp thuốc kháng sinh với các thức ăn đồ uống thông thường… để thuốc phát huy hết các tác dụng, để vi khuẩn không có cơ hội kháng kháng sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *