Hàng loạt trẻ ở cùng 1 thôn tại tỉnh Lào Cai vừa bị ngộ độc quả hồng châu – loại quả rừng phổ biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Do quá nặng, 1 trẻ đã t.ử v.ong tại Bệnh viện Sản nhi Lào Cai, các trường hợp nhẹ hiện đang điều trị tại Bệnh viện huyện Văn Bàn. Còn 8 trẻ (từ 9 tới 13 t.uổi) được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vào rạng sáng 4/10.
Cả 8 trường hợp được đưa vào khoa Cấp cứu – chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đều trong tình trạng đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn nhịp tim.
Được biết, các cháu trên đường đi học về, thấy quả chín, vỏ màu tím, dễ hái, vị ngọt nên đã cùng nhau ăn mà không biết đây là loại quả có độc. Trước đó, đã có hàng loạt trẻ ở Hà Giang cũng đã ngộ độc loại quả này khiến 3 trường hợp t.ử v.ong. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại quả này.
Trong 8 trẻ nhập viện hiện có 3 trường hợp nặng với dấu hiệu suy gan, nhịp tim chậm. Các trường hợp còn lại may mắn ăn dưới 10 quả, nên lượng độc tố thấp, hiện đã ổn định.
Tại sao bị chóng mặt khi chạy
Chóng mặt lúc chạy có thể là biểu hiện của luyện tập quá sức, mất nước, thiếu oxy, huyết áp thấp, hạ đường huyết, rối loạn nhịp tim.
Luyện tập quá sức
Phần lớn hiện tượng chóng mặt khi chạy bộ do cường độ tập luyện quá sức. Có thể runner đang tập những bài tập quá nặng. Quá sức còn có những biểu hiện khác như: mờ mắt, khó thở, tim đ.ập nhanh, buồn nôn hoặc nôn…
Tập luyện quá sức chiếm 36,2% tổng số chấn thương một vận động viên có thể gặp phải. Tập luyện quá sức có thể xảy ra trong bất cứ hoạt động thể chất nào, cả trên đường đua lẫn trong phòng, trong nhiều môn như đạp xe, leo núi, bơi lội….
Mất nước
Uống không đủ nước khi tập luyện có thể khiến bạn bị mất nước. Mất nước khi tập thể thao rất nguy hiểm, chúng có thể ảnh hưởng đến natri m.áu và khiến người tập dễ bị đột quỵ.
Một vận động viên tiếp nước trên đường chạy VM Quy Nhơn 2020. Ảnh: VnExpress Marathon.
Mặc dù mất nước phổ biến ở t.rẻ e.m và người cao t.uổi nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành. Vận động viên có khả năng bị mất nước cao hơn nếu mắc bệnh nhẹ hoặc hoạt động thể chất nặng, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Các triệu chứng mất nước bao gồm: chóng mặt, khô miệng, ngất nhẹ, đi tiểu ít, mệt mỏi, yếu ớt.
Thiếu oxy
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng chóng mặt khi chạy bộ. Đa phần người mới chạy bộ chưa biết cách thở trong quá trình luyện tập khiến oxy đi vào trong cơ thể ít hơn, tim đ.ập nhanh và nhịp thở cũng gấp hơn.
Vận động viên cần điều chỉnh hơi thở, cần hít sâu bằng mũi, phình bụng và thở ra bằng miệng. Ngay cả khi không tập luyện, cũng nên tập thở sâu mỗi ngày.
Huyết áp thấp
Hoạt động thể chất nặng có thể khiến vận động viên bị hạ huyết áp, chóng mặt. Những người huyết áp thấp thường dễ bị chóng mặt hơn bình thường, kết hợp với những yếu tố như tập luyện quá sức, thiếu nước, thiếu oxy càng khiến cho hiện tượng chóng mặt trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng ngất xỉu, cấp cứu.
Huyết áp bình thường ở khoảng 120/80mmHg. Những người bị huyết áp thấp có chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg. Những người này cần cân nhắc khi tập luyện các bài tập có cường độ cao, nhất là cardio.
Vận động viên trên đường chạy giải VM Quy Nhơn 2019. Ảnh: VnExpress Marathon.
Hạ đường huyết
Bạn có thể bị hạ đường huyết nếu để bụng quá rỗng trước khi tập thể dục. Khi tập luyện, cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường, do vậy nếu bạn không ăn gì trước khi tập có thể bị hạ đường huyết, cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, run rẩy, đồ mồ hôi…
Bạn có thể ăn lót dạ chuối hoặc trứng luộc trước khi tập luyện để đảm bảo đủ năng lượng cho một buổi tập nhé.
Rối loại nhịp tim
Chứng loạn nhịp tim có thể khiến tim đ.ập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Có nhiều tình trạng có thể gây rối loạn nhịp tim, bao gồm bệnh tim mạch hoặc cảm xúc căng thẳng…
Chạy liên tục có thể kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn. Khi bị rối loạn nhịp tim, vận động viên có thể cảm thấy: chóng mặt, thay đổi nhịp tim, ngất xỉu, khó thở, đồ mồ hôi.