Khi bị đau đầu như búa bổ mà không có lý do rõ ràng, có thể bạn cho rằng mình uống không đủ nước, ngủ không ngon hoặc bị căng cơ do stress.
Xét cho cùng, nguyên nhân của đau đầu và đau nửa đầu có thể từ thực phẩm đến việc ngồi máy tính quá nhiều. Nhưng khi cơn đau đó bắt đầu kéo dài, cảm thấy nghiêm trọng hoặc thường xuyên quay trở lại, thì mọi người sẽ tự hỏi liệu nó có phải là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng hơn hay không.
Rất nhiều khả năng cơn đau đầu không phải là do khối u não, ngay cả khi bạn cảm thấy đau khủng khiếp.
Đau đầu có thường là dấu hiệu của u não không?
Cameron Brennan, bác sĩ ngoại thần kinh tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering cho biết: “Đau đầu rất phổ biến, còn khối u não cực kỳ hiếm. Khoảng 5 trong số 100.000 người mỗi năm được chẩn đoán mắc loại u não nào đó, trong khi hằng năm cứ 7 người thì có 1 người bị đau nửa đầu”.
Đau nửa đầu chỉ là một trong những nguyên nhân gây đau đầu. Đau đầu căng cơ, đau đầu theo cụm, đau đầu do ngừng uống caffein hoặc đau đầu đơn giản do mệt mỏi khiến nhiều người phải uống cà phê hoặc thuốc giảm đau mỗi ngày.
Bên cạnh đó, dù có đau đầu hay không, nguy cơ suốt đời bị khối u ác tính ở não hoặc tủy sống của một người là dưới 1%, theo Hội Ung thư Mỹ. Và dù có bị u não, thì hầu hết các khối u não nguyên phát (hơn 2/3) không phải là ung thư, theo Hội Khối u Não Mỹ. (U não nguyên phát là khối u bắt nguồn từ não, trái ngược với ung thư vú hoặc ung thư phổi, ví dụ, đã di căn đến não và sẽ có nhiều dấu hiệu khác trước khi bị đau đầu).
Khi nào đau đầu là dấu hiệu của u não?
Alyx Porter, bác sĩ chuyên khoa ung thư thần kinh tại Bệnh viện Mayo, Mỹ cho biết: “Hộp sọ là một không gian cố định, và nó chỉ có chỗ cho não, dịch não tủy và m.áu.
Thêm vào đó, bản thân bộ não không thể phát hiện ra đau. “Nếu có bất cứ thứ gì khác trong đó, nó sẽ gây áp lực [lên các dây thần kinh của mạch m.áu], vì vậy một khối u sẽ phải phát triển khá lớn trước khi bạn cảm thấy áp lực nội sọ”.
Tất cả những điều này nói lên rằng, đau đầu hiếm khi là triệu chứng đầu tiên hoặc duy nhất của khối u não nguyên phát. BS Porter nói: “Người bệnh thường hay có các triệu chứng thần kinh khác, có thể kèm theo đau đầu”, bao gồm co giật, thay đổi thị lực, yếu nửa người, nói ngọng, cùng những triệu chứng khác. Bạn có thể biết điều gì đó không ổn trước khi cơn đau đầu dữ dội ập đến.
Ngoài ra, các khối u não lành tính có xu hướng phát triển chậm và mặc dù không vui chút nào nhưng đôi khi không cần phải cắt bỏ, tùy thuộc vào mức độ gây khó chịu của các triệu chứng. BS Brennan cho biết: “Các khối u lành tính thường hoàn toàn có thể chữa khỏi hoặc có thể kiểm soát được trong suốt cuộc đời”.
Ngay cả khối u não ác tính không phải lúc nào cũng diễn ra như trong phim. “Đối với loại u não tệ nhất trong số những loại u não rất tệ mà chúng ta thấy, tiên lượng và sức khỏe của người bệnh cũng rất khác nhau”, BS Brennan nói.
Đau đầu do khối u não có cảm giác như thế nào?
Theo BS Brennan, cảm giác khá giống với những cơn đau đầu khác, đặc biệt là đau nửa đầu. Ông nói: “Không có một mô hình duy nhất nào phân biệt đau đầu do u não với các loại đau đầu bình thường mà mọi người có thể mắc phải,” vì các khối u não đều chiếm chỗ trong hộp sọ, nên bất cứ thứ gì làm tăng áp lực nội sọ đều có thể gây ra đau đầu do khối u não. “Hắt hơi, cười, cúi gập người xuống – đại loại vậy. Nhưng những thứ đó cũng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau đầu bình thường”.
Tuy nhiên, đau đầu do khối u não hiếm khi diễn ra trong một ngày, BS Porter cho biết, và có thể đ.ánh thức bạn vào ban đêm hoặc sáng sớm. Nhưng chỉ điều đó sẽ không phải là dấu hiệu báo động lớn nhất: Các triệu chứng thần kinh đi kèm đau đầu mới là nguyên nhân lớn hơn nhiều gây lo ngại.
Khi bạn bè hoặc gia đình gọi cho BS Brennan để xin lời khuyên khi bị đau đầu, ông sẽ hỏi một số câu hỏi, bao gồm xem cơn đau đầu đã diễn ra lâu chưa. “Điều đó cho thấy nó không đáng lo ngại, mặc dù các triệu chứng có thể rất khủng khiếp – diễn ra càng lâu thì càng có nhiều khả năng đó là cơn đau đầu lành tính.”
Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi bị đau đầu?
Nếu đột nhiên bị cơn đau đầu tệ nhất mà bạn từng bị trước đó, hoặc nếu nó đi kèm với đau gáy, nôn, sốt cao, khó nói, lú lẫn, tê hoặc yếu, hãy đến phòng cấp cứu ngay, vì có một số vấn đề có thể xảy ra cần phải chú ý ngay lập tức.
Nhưng ngay cả khi đó không phải là tình huống khẩn cấp, nếu bạn chưa từng bị đau nửa đầu trước đó, nếu cảm thấy nó khác với những cơn đau nửa đầu mà bạn đã từng gặp hoặc nếu đau đầu kéo dài vài ngày và thuốc giảm đau không kê đơn dường như không có tác dụng, thì nên đi kiểm tra. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu một xét nghiệm hình ảnh nâng cao, như CT hoặc MRI, để đảm bảo mọi thứ là bình thường.
Điểm mấu chốt: Bạn không cần phải sống chung với đau đầu. Nếu đau đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hãy đến gặp bác sĩ, chẳng hạn như bác sĩ thần kinh, để tìm hiểu điều gì đang xảy ra bởi vì, rất có thể, nguyên nhân là một cái gì đó không phải khối u.
Ung thư vú, khi nào nên xạ trị?
Nhiều bệnh nhân ung thư vú băn khoăn, sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, có cần xạ trị hay tiến hành phương pháp gì khác để điều trị triệt căn ung thư?
Hỏi: Mẹ tôi bị ung thư vú giai đoạn 2A, thể bộ 3 âm tính, đã phẫu thuật cắt toàn bộ, vét hạch. Gia đình băn khoăn không biết có cần xạ trị để ngăn tái phát không?
TS.BS Phạm Hồng Khoa, Trưởng khoa Khám bệnh Quán Sứ, Bệnh viện K trả lời:
Trong kể bệnh bạn không nói rõ về kích thước khối u. Thông thường, ở giai đoạn 2A kích thước khối u trải dài từ 2cm đến dưới 5cm. Trường hợp u trên 3cm có thể có chỉ định xạ trị. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp u dưới 2cm nhưng đã có hạch di căn, ví dụ 1-2 hạch di căn, có thể có chỉ định xạ trị.
Vậy việc xạ trị đặt ra với bệnh nhân ung thư vú khi nào? Xạ trị là chỉ định quan trọng trong tổ hợp điều trị đa mô thức của ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Các trường hợp ung thư vú được chỉ định xạ trị gồm:
– Ung thư vú làm phẫu thuật bảo tồn.
– U kích thước lớn trên 3cm.
– U không ở trung tâm vú mà ở vùng ngoại vi. Khi phẫu thuật khối u lấy rộng thấy khó khăn, những trường hợp này có thể xạ trị.
– Trường hợp có di căn hạch.
Xạ trị nhằm kiểm soát tại chỗ, tại vùng, đảm bảo làm sao phối hợp hóa trị, điều trị đích… nhằm kiểm soát ung thư vú hiệu quả nhất.
Với trường hợp ung thư vú giai đoạn kích thước nhỏ 2-3cm, có các yếu tố thuận lợi, từ 60-70 t.uổi… việc điều trị bổ trợ có thể đặt ra lựa chọn nội tiết hoặc phương pháp khác, không nhất thiết phải xạ trị.
Điều trị ung thư vú là điều trị đa mô thức, có thể kết hợp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích… nhằm kiểm soát ung thư vú hiệu quả. Trên mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những tư vấn, chỉ định phù hợp nhất.