Với người bình thường nhiễm COVID-19 việc túc trực chăm sóc đã vất vả thì việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 vất vả hơn nhiều lần.
Bệnh viện tâm thần TW 2 Đồng Nai có 319 bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 (tính đến hết 29/9). Với bệnh nhân nhẹ, mỗi lần cho uống thuốc, các y bác sĩ phải giám sát kỹ càng để bảo đảm người bệnh không nhả thuốc ra ngoài. Kể cả trong những giấc ngủ, các nhân viên y tế không ngừng theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.
Đặc biệt, ở những người có triệu chứng hay trở nặng, phải hỗ trợ máy thở thì việc túc trực cứu chữa càng trở nên gian nan hơn. Với bệnh nhân thông thường, máy móc theo dõi nhịp sinh tồn, máy thở… kề sát đầu giường thì với bệnh nhân tâm thần phải để ngoài cửa phòng, có người canh. Vì nếu để cạnh giường, nhiều bệnh nhân khi chợt tỉnh sẽ giật dây, đạp máy, ảnh hưởng đến công tác điều trị.
Xuất hiện ca nhiễm đầu tiên từ ngày 26/8 đến nay ổ dịch tại Bệnh viện tâm thần TW 2 đã cơ bản được kiểm soát. Phác đồ điều trị bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19 thực hiện bài bản theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cùng với lực lượng y tế tại bệnh viện, Bộ Y tế đã cử Tổ công tác hỗ trợ. Bệnh viện Chợ Rẫy đã phân công các bác sĩ có chuyên môn cao đến hỗ trợ công tác điều trị ngày một hiệu quả hơn.
Nhiều nhân viên y tế tại đây chia sẻ, vì là đối tượng bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân rất hay quên nên công tác theo dõi bệnh nhân cũng rất đặc biệt. Các bác sĩ phải phân rõ từng nhóm bệnh để giám sát. Với nhóm bệnh nhân nhiễm COVID-19 hay kích động, những nhân viên y tế nam phải luôn sẵn sàng kìm giữ khi họ la hét hay quậy phá. Ngoài ra, việc vận động thực hiện 5K đối với những bệnh nhân tâm thần cũng gặp nhiều khó khăn do tinh thần và nhận thức người bệnh bất ổn.
Dưới đây là các hình ảnh ghi nhận về việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19 ở Bệnh viện tâm thần TƯ 2.
Hàng ngày vận động bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19 ra uống thuốc
Không giống bệnh nhân bình thường, bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19 khi uống thuốc phải có y bác sĩ giám sát chặt chẽ để đảm bảo bệnh nhân không nhổ thuốc ra ngoài
Việc phát thuốc được làm cẩn thận, đối chiếu các thông tin chính xác
Với các bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng được đưa vào phòng thoáng mát, đầy đủ phương tiện để theo dõi, điều trị
Máy theo dõi sinh tồn phải để bên ngoài cửa phòng để tránh tình trạng bệnh nhân đạp đổ
Các bác sĩ từ Bệnh viện Chợ Rẫy đến hỗ trợ chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19 phải hỗ trợ thở máy
Hàng ngày các bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19 trong khu cấp cứu luôn được theo dõi sát sao
Cụ bà 92 t.uổi có nhiều bệnh nền chiến thắng COVID-19
Bệnh nhân cao t.uổi lại nhiều bệnh nền nên vấn đề điều trị, chăm sóc và chế độ dinh dưỡng được đặc biệt quan tâm.
Sau thời gian nỗ lực điều trị, cụ bà đã khỏi bệnh, ra viện.
Tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, cụ bà Nguyễn Thị Đức (92 t.uổi) – bệnh nhân cao t.uổi nhất được điều trị tại Trung tâm đã đủ điều kiện xuất viện trong niềm vui của các thầy thuốc và gia đình.
Bệnh nhân phát hiện mắc COVID-19 vào ngày 12/8, được theo dõi và điều trị tại nhà nhưng tình trạng bệnh trở nặng, khó thở nhiều hơn nên đã được chuyển tới Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai ngày 19/8. Bệnh nhân được hỗ trợ thở oxy mask, điều trị bằng thuốc kháng virus, corticoid, kháng sinh, dinh dưỡng.
Cụ bà 92 t.uổi được Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 của BV Bạch Mai tại TPHCM cho xuất viện.
Là người trực tiếp điều trị và theo dõi từng diễn biến của bệnh nhân, BS. Hoàng Công Tùng chia sẻ: Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, các y bác sĩ tại Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn do bệnh nhân cao t.uổi, lại có nhiều bệnh nền: tăng huyết áp, đái tháo đường.
Đã khỏi COVID-19 nhưng bạn vẫn gặp các triệu chứng nào cần lưu ý?
Bệnh nhân xuất hiện rối loạn đường m.áu nặng do thuốc kèm theo lẫn, tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Khi bác sĩ khám phát hiện cầu bàng quang to nhưng bệnh nhân vẫn bảo tự đi tiểu được…
Bệnh nhân cao t.uổi lại nhiều bệnh nền nên vấn đề điều trị, chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cũng rất được các bác sĩ quan tâm. Bên cạnh đó, thấu hiểu khó khăn khi không có người thân bên cạnh, từ ngày cụ vào viện, ngày nào các nhân viên công tác xã hội cũng gọi điện để thông báo tình hình của cụ cho gia đình và còn kết nối zalo để các con cháu có thể nhìn và trò chuyện với cụ.
Cụ bà Nguyễn Thị Đức (92 t.uổi) đã được Phòng Công tác xã hội đã kết nối xin chuyến xe miễn phí đưa cụ về tận ngõ.
Nhờ được chăm sóc chu đáo, theo dõi sát sao, tình trạng khó thở của cụ giảm dần. Bệnh nhân được chuyển hỗ trợ thở bằng oxy mask sang oxy kính và có thể tự thở (không cần hỗ trợ oxy) từ ngày 20/9. Bệnh nhân được xuất viện ngày 22/9 trong niềm vui của các thầy thuốc và gia đình.
Các bác sĩ cũng dặn cụ uống thuốc theo đơn và cách ly y tế tại địa phương theo quyết định của bệnh viện. Phòng Công tác xã hội đã kết nối xin chuyến xe miễn phí đưa cụ về tận ngõ.
Cảm động trước tình cảm, tấm lòng của các thầy thuốc, nhân viên y tế Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19 Bệnh viện Bạch Mai, chị Nguyễn Lưu Liên Vy là cháu nội của cụ gửi lời tri ân đến các y bác sĩ đã vất vả để giành lại hơi thở cho từng bệnh nhân, để bà nội của chị chiến thắng được đại dịch và khỏe mạnh trở về đoàn tụ cùng gia đình.
Chị Vy cũng gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy thuốc và mong muốn dịch bệnh sớm được đẩy lùi để các bác sĩ cũng được trở về đoàn tụ cùng gia đình.