Tâm điểm Covid-19: Có thể lây nhiễm nCoV thông qua giao nhận hàng?

Biến chủng Delta lơ lửng trong không khí và có khả năng phát tán nhanh, do đó, việc phòng ngừa tất cả đường lây truyền của chúng là điều quan trọng.

Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 4, Bộ Y tế nhận định SARS-CoV-2 đang biến đổi liên, tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau làm tăng khả năng lây lan và khó kiểm soát hơn.

Một trong những điểm mới được Bộ Y tế cập nhật trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 phiên bản mới nhất (ngày 14/7) là virus SARS-CoV-2 lây qua đường không khí.

Điều này khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ lây nhiễm qua giao nhận hàng hóa thương mại, kể cả việc virus tồn tại trên bề mặt kiện hàng, sau đó lơ lửng trong không khí.

SARS-CoV-2 có thể lở lửng trong không khí sau khi bám trên kiện hàng?

Trước nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc virus SARS-CoV-2 có thể lơ lửng trong không khí, một độc giả đặt câu hỏi cho chuyên gia: Nếu nhận kiện hàng ship đến có dính virus bên trên mà để trong phòng có quạt gió, không mở cửa, virus có bay lơ lửng trong không khí không?

Trả lời câu hỏi của độc giả, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với các chủng khác như Alpha, Beta… Đặc biệt, trong môi trường kín, Delta càng có tốc độ lây lan nhanh hơn.

Chính vì vậy, về mặt lý thuyết, nếu kiện hàng ship đến có dính virus SARS-CoV-2, khi bật quạt trong không gian kín, virus vẫn có thể bay lơ lửng trong không khí.

Shipper xếp hàng để chuyển đồ đạc cho người điều trị tại Bệnh viện dã chiến ở Khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Ảnh: Duy Hiệu.

Chuyên gia này phân tích virus gây bệnh Covid-19 không thể tồn tại đơn thuần trong không khí mà luôn nằm trong giọt b.ắn (dịch hầu họng, nước bọt của người mắc bệnh).

Trong môi trường không khí tù đọng, không thông thoáng, người lành sẽ bị lây bệnh nếu không mang khẩu trang và hít phải các giọt b.ắn này.

Tuy nhiên, TS Hùng nhấn mạnh việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi virus đạt nồng độ nhất định.

“Một vài con virus SARS-CoV-2 lơ lửng trong không khí thì không thể nào gây bệnh được. Với số lượng ít, cơ thể có thể chống đỡ và t.iêu d.iệt ngay khi chúng vừa xâm nhập. Do đó, lượng virus bay lơ lửng từ kiện hàng hóa không đủ để gây bệnh. Ngoài ra, chúng cũng không thể tồn tại lâu trên bề mặt các kiện hàng trong môi trường tự nhiên”, TS Hùng nói.

Chuyên gia này khẳng định rủi ro nhiễm virus gây bệnh Covid từ một kiện hàng, bưu phẩm hàng hoá, túi chứa thực phẩm, thùng carton…, rất hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân là virus không thể sống sót trên các bề mặt này.

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Ảnh: Phương Lâm.

Theo ông, ở môi trường tự nhiên, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài tuần, tùy loại vật liệu. Với các kiện hàng làm từ giấy carton, chúng chỉ tồn lưu khoảng từ vài giây đến vài giờ.

“Người dân không nên lo lắng về việc lây nhiễm SARS-CoV-2 từ các kiện hàng hóa, hay vấn đề virus từ kiện hàng này phát tán trong không khí. Trên thực tế, điều này là không thể. Chúng ta chỉ bị lây nhiễm do sự tiếp xúc trực tiếp với người giao hàng là F0 hoặc chạm tay lên bề mặt chứa giọt b.ắn của của F0, sau đó đưa tay ngay lên mắt, mũi, miệng”, TS Hùng nói thêm.

SARS-CoV-2 tồn tại bao lâu trên kiện hàng?

Theo TS Lê Quốc Hùng, trên mỗi loại vật liệu, virus SARS-CoV-2 sẽ có thời gian tồn lưu khác nhau. Ví dụ, chúng có thể ở ngoài không khí từ 1-3 giờ, trên bề mặt giấy.

Trên bề mặt gỗ và quần áo, SARS-CoV-2 có thể bám lâu hơn, khoảng 1-2 ngày. Còn trên t.iền hay thủy tinh, thời gian tồn lưu có thể kéo dài lâu hơn. Đặc biệt, các bề mặt nhựa, thép, inox…, chúng có thể tồn tại rất lâu, thời gian đến khoảng vài ngày.

Chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng qua các đợt dịch, kiến thức về phòng, chống lây nhiễm SARS-CoV-2 của người dân đã tốt hơn rất nhiều. Thông thường, khi nhận hàng, chúng ta giữ khoảng cách an toàn với shipper, rửa tay ngay sau khi nhận hàng thì khả năng lây nhiễm rất thấp.

Chuyên gia khuyến cáo người dân nên thường xuyên khử khuẩn, lau dọn sạch sẽ nhà cửa. Ảnh: Duy Hiệu.

Để đảm bảo an toàn hơn, chúng ta có thể đặt kiện hàng hóa ngoài môi trường tự nhiên, có ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn, sau đó mới chạm tay vào. Lúc này, virus tồn tại trong các giọt b.ắn (nếu có) cũng đã bị t.iêu d.iệt.

Khi giao – nhận hàng hóa, chúng ta cần giữ khoảng cách, có thể lựa chọn hình thức thanh toán điện tử thay vì t.iền mặt.

“SARS-CoV-2 rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên và nhiệt độ cao. Chúng ta có thể xịt khuẩn hàng hóa trước khi chạm tay vào, rửa tay với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng sau khi nhận hàng. Đây là điều quan trọng nhất để tránh lây nhiễm”, TS Lê Quốc Hùng khuyến cáo.

Để phòng tránh lây nhiễm virus lan truyền trong không khí và các bề mặt, đồ vật; độc giả nên thường xuyên khử khuẩn đồ vật thường dùng, khu vực sinh hoạt chung bằng nước vệ sinh bề mặt Lifebuoy và nước lau sàn Lifebuoy – sản phẩm được chứng minh có khả năng diệt khuẩn lên đến 99,9%.

Zing News cùng nhãn hàng Lifebuoy vệ sinh nhà cửa vệ sinh nhà cửa đồng hành thực hiện chương trình “Tâm điểm Covid-19″ nhằm cung cấp thông tin hữu ích về dịch bệnh Covid-19 cho độc giả. Đón xem chương trình vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần trên Zing News.

Tâm điểm Covid-19: Hướng dẫn sử dụng thuốc và thiết bị y tế tại nhà. Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, F0 điều trị tại nhà cần giữ tinh thần tốt, luôn giữ liên lạc với nhân viên y tế.

Phát hiện siêu kháng thể chống được 23 biến chủng nCoV

Các siêu kháng thể tự nhiên, được tìm thấy trong cơ thể người đã khỏi Covid-19. Chúng có thể bất hoạt cả những biến chủng nCov đáng quan ngại như Alpha, Beta, Delta.

Phát hiện này được nhóm tác giả Trung Quốc, Mỹ, Nam Phi phối hợp thực hiện và công bố trên tạp chí Science .

Siêu kháng thể được tìm thấy có khả năng vô hiệu hóa hàng loạt biến chủng nCoV, ngay cả ở nồng độ phân tử siêu nhỏ. Ngoài ra, trong môi trường ống nghiệm, các siêu kháng thể kết hợp với nhau có thể giảm nguy cơ sinh đột biến của nCoV.

Theo Medical News, các nhà khoa học xác định được siêu kháng thể này từ mẫu huyết tương của những bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh. Nhóm chuyên gia đã phân lập, xác định đặc tính kháng thể chống lại miền liên kết thụ thể từ những bệnh nhân đã khỏi Covid-19.

Các kháng thể được phân lập từ 4 bệnh nhân hiến tặng huyết tương. Họ bị nhiễm biến chủng nCoV Washington (WA-1) – chủng lưu hành tại Mỹ.

4 kháng thể trung hòa rất mạnh, nhắm thẳng vào miền thụ thể liên kết tăng đột biến. Ngay cả ở cấp độ nano, chúng cũng gây sức ép và bất hoạt nCoV, ngăn virus sản sinh đột biến. Vì vậy, các tác giả ví chúng là những “siêu kháng thể” tự nhiên.

Các siêu kháng thể mới phát hiện có tác dụng bất hoạt tới 23 biến chủng của nCoV. Ảnh: NIADS.

Theo Medical News, tất cả kháng thể khi thử nghiệm đều cho thấy khả năng bất hoạt mạnh nhất với đột biến D614G trong biến chủng WA-1. Phân tích sâu hơn, nhóm tác giả phát hiện các siêu kháng thể duy trì sức mạnh với 10 biến chủng khác.

Đặc biệt, ba trong 4 thử nghiệm cho thấy chúng bất hoạt 13 biến chủng được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm quan tâm/đáng quan ngại như Alpha (B.1.1.7), Beta (B.1.351), Gamma (P.1/P.2), Delta (B.1.617/B.1617.1/B/1.617.2), B.1.427, B.1.429, B.1.526…

Bên cạnh đó, nhóm tác giả phát hiện kết hợp các siêu kháng thể khi điều trị có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện đột biến trong virus, ngăn chúng tiến hóa và kháng thuốc.

Phần lớn kháng thể sử dụng để điều trị người mắc Covid-19 hiện nay đều được thiết kế dựa trên trình tự protein đột biến của chủng nCoV lần đầu phát hiện ở Vũ Hán. Chủng nCoV này tạm coi là chủng gốc.

Tuy nhiên, các kháng thể này ít hiệu quả hơn trong việc vô hiệu hóa các biến chủng mới đáng quan ngại (nhóm VOC, do Tổ chức Y tế Thế giới xếp loại) như B.1.1.7, B.1.351, P.1 và B.1.617.2.

Do đó, nghiên cứu mới nói trên rất có giá trị trong công cuộc ngăn chặn đại dịch. Bởi virus nCoV biến chủng là điều xảy ra thường xuyên, nhất là với tốc độ lây lan hiện nay, tỷ lệ hình thành biến chủng mới càng cao. Việc ngăn virus biến chủng với những đột biến nguy hiểm sẽ giúp chúng ta đi trước một bước.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng ở môi trường phòng thí nghiệm. Để sử dụng nó trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19 cần có những nghiên cứu và thử nghiệm sâu hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *