Cảnh giác viêm cơ tim ở trẻ trong dịch COVID-19

Sốt, ho, mệt mỏi, buồn nôn… – những triệu chứng giống như cảm cúm – thường được phụ huynh chủ quan tự điều trị tại nhà.

Viêm cơ tim ở t.rẻ e.m thường được phát hiện trễ, dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng – Ảnh: DUYÊN PHAN

Tuy nhiên, đó cũng chính là những biểu hiện của căn bệnh về tim mạch nguy hiểm, có thể gây t.ử v.ong ở trẻ nếu không điều trị kịp thời.

Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhân N.H.K. (15 t.uổi), được chẩn đoán viêm cơ tim cấp, sốc tim, rối loạn nhịp chậm (45 lần/phút, block nhĩ thất độ 3). Bệnh nhân được đội ngũ cấp cứu cho thở oxy, dùng thuốc vận mạch tăng nhịp tim và đặt máy tạo nhịp tạm thời, sau khi dùng thuốc không cải thiện.

Tuy nhiên, tình trạng K. ngày càng xấu đi, trụy tim mạch rồi ngưng tim kéo dài hơn 1 giờ, phải tiến hành đặt ECMO. Sau 11 ngày đêm chiến đấu, bệnh nhi mới dần phục hồi, tuy phải cấp cứu ngưng tim hơn 1 giờ nhưng may mắn K. vẫn tỉnh táo và không để lại di chứng não.

Dấu hiệu mơ hồ, t.ử v.ong cao

Trong bối cảnh COVID-19 liên tục biến động, những triệu chứng “không đặc hiệu” của viêm cơ tim càng là mối nguy của những “nạn nhân” mang trong mình mầm bệnh, đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn cho đội ngũ y tế trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh.

Theo PGS.BS Phạm Văn Quang – trưởng khoa hồi sức tích cực, chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1, nguyên nhân gây viêm cơ tim cấp chủ yếu là do siêu vi, trong đó thường gặp nhất là Coxsackie nhóm B. Ngoài ra còn có các siêu vi khác như Adenovirus, Influenza (gây cảm cúm), Echovirus (gây n.hiễm t.rùng tiêu hóa), Herpes virus (gây bệnh thủy đậu, zona thần kinh), Rubella (gây phát ban), sởi, quai bị… Bệnh viêm cơ tim cấp cũng có thể gây ra do vi khuẩn, bệnh lý viêm, tự miễn hoặc do thuốc.

“Bệnh nhân mắc viêm cơ tim thường có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, sổ mũi, buồn nôn… Biểu hiện ban đầu gần giống như cảm cúm, nhiễm siêu vi thông thường nên phụ huynh rất dễ bỏ sót.

Nếu bệnh nhẹ sau vài ngày sẽ tự khỏi, nhưng nếu tình trạng trở nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt, ngất, khó thở, đau ngực, tím tái, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch. Khi đó, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời”, BS Quang nhắc nhở.

Bệnh viêm cơ tim cấp có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, tuy nhiên BS Quang cho biết trong nghiên cứu về viêm cơ tim cấp ở t.rẻ e.m tại Bệnh viện Nhi đồng 1 giai đoạn từ 2011 – 2020, bệnh lý này thường gặp nhất ở trẻ trên 6 t.uổi.

Viêm cơ tim ở t.rẻ e.m cũng tương tự ở người lớn về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm viêm cơ tim cấp ở trẻ sẽ khó khăn hơn do các triệu chứng ban đầu thường kín đáo, trẻ không thể mô tả chính xác các dấu hiệu như người lớn nên thường nhập viện trễ, khi tình trạng bệnh đã trở nặng.

Cẩn thận viêm cơ tim tối cấp

Là bác sĩ chuyên điều trị các trường hợp viêm cơ tiêm, BS Phạm Văn Quang cho biết tùy nguyên nhân gây viêm cơ tim mà có hướng điều trị riêng nhưng phải điều trị sớm và điều trị đủ thời gian, không để bị loạn nhịp tim, suy tim thì người bệnh mới sống, cơ tim sẽ hồi phục dần và trở lại bình thường.

“Trước đây, khi kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) chưa phát triển thì tỉ lệ t.ử v.ong sẽ dao động 30 – 40% nếu do viêm cơ tim cấp nặng, còn viêm cơ tim tối cấp thì tỉ lệ t.ử v.ong gần như 100%. Ngày nay, với kỹ thuật ECMO, tỉ lệ cứu sống tăng lên 70 – 80% các trường hợp viêm cơ tim tối cấp mà trước đây hầu như là t.ử v.ong”, BS Quang cho biết thêm.

Để phòng ngừa viêm cơ tim ở t.rẻ e.m, BS Quang khuyến cáo phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, giữ vệ sinh ăn uống, tiêm ngừa đầy đủ theo lịch, nhất là các mũi ngừa bệnh bạch hầu, cúm, sởi, quai bị, rubella.

COVID-19 có làm tăng tỉ lệ viêm cơ tim?

Theo Bộ Y tế, viêm cơ tim/màng tim cấp sau tiêm vắc xin COVID-19 mới được ghi nhận gần đây trong báo cáo của các cơ quan phòng chống bệnh tật, cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại châu Âu, Mỹ và một số nước khác.

Tuy nhiên, qua những số liệu đ.ánh giá, tỉ lệ tác dụng phụ gây viêm cơ tim của 2 loại vắc xin Pfizer và Moderna là cực kỳ thấp. Vì vậy, theo ý kiến của PGS Phạm Văn Quang, so sánh giữa lợi ích và nguy cơ thì việc tiêm vắc xin COVID-19 là có lợi hơn rất nhiều.

Đồng thời, các nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho thấy COVID-19 có liên quan đáng kể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim. Bệnh này ở bệnh nhân COVID-19 xuất hiện rõ ràng nhất ở những người dưới 16 t.uổi, cao gấp 37 lần so với những người không mắc COVID-19 ở cùng nhóm t.uổi. Nguyên nhân được cho là do virus SARS-CoV-2 làm tổn thương tim hoặc hội chứng viêm đa hệ thống ở những người dưới 16 t.uổi.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Bộ Y tế vừa có Quyết định số 3348/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Ảnh minh họa

Theo đó, viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp sau tiêm vắc xin là biến chứng hiếm gặp, được ghi nhận sau khi tiêm hầu hết các loại vắc xin Covid-19 như: Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca hay Janssen. Biến chứng này hầu hết gặp ở người trẻ t.uổi, nam giới nhiều hơn nữ, phần lớn gặp sau mũi tiêm lần hai (hoặc sau mũi tiêm lần đầu ở người có t.iền sử mắc Covid-19) và đa phần được phát hiện và điều trị khỏi trung bình sau 2-4 ngày.

Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển bất thường thành các dạng nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện thường 2-4 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19, dù có thể gặp sớm hơn (12h sau tiêm) hoặc muộn hơn, bao gồm: Đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, có thể sốt hoặc không…

Viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp thường đáp ứng tốt với điều trị và thoái triển sau 3-5 ngày, song cũng có thể trở nặng, thậm chí nguy kịch bất thường. Dấu hiệu nặng, nguy kịch, bao gồm những biểu hiện của các tình trạng như: Phù phổi cấp, suy tim cấp, tràn dịch màng tim gây ép tim, sốc tim, các rối loạn nhịp nhanh, chậm phức tạp, ngất, thậm chí đột tử…

Theo Bộ Y tế, tất cả người dân sau tiêm vắc xin Covid-19 có một trong số các dấu hiệu nghi ngờ (đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim) cần được thăm khám để loại trừ viêm cơ tim hoặc viêm màng tim cấp. Người dân cần thông báo tới đường dây nóng y tế địa phương hoặc đến bệnh viện gần nhất để được hướng dẫn và thăm khám.

Chẩn đoán lâm sàng viêm cơ tim dựa trên 4 tiêu chuẩn sau đây: Bệnh cảnh gợi ý xuất hiện sau tiêm vắc xin Covid-19, thường 2-4 ngày; không mới nhiễm Covid-19; có ít nhất 1 biểu hiện lâm sàng và 2 thay đổi cận lâm sàng; loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng tương tự.

Bên cạnh đó, viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim cấp sau tiêm vắc xin Covid-19 chưa có điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị giảm đau chống viêm, sẵn sàng điều trị hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn khi có các diễn biến nặng hoặc nguy kịch.

Theo Bộ Y tế, người bệnh được chẩn đoán viêm cơ tim, viêm màng tim cấp cần được điều trị và theo dõi sát (để phát hiện các bệnh cảnh nặng/nguy kịch) tại cơ sở y tế có đủ khả năng hồi sức cấp cứu tim mạch. Khi người bệnh có các biểu hiện nặng, nguy kịch, cần chuyển tuyến đến các bệnh viện chuyên khoa tim mạch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *