Sai lầm số 1 mọi người thường mắc phải khi cố gắng để có giấc ngủ ngon

Ai cũng có những đêm không ngủ được. Ngay cả sau cả ngày dài, bạn lên giường và tỉnh như sáo suốt mấy tiếng.

Điều tồi tệ nhất là vẫn nằm trên giường khi không thể ngủ được. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nhưng tiến sĩ Rebecca Robbins, nhà khoa học tại Bệnh viện Brigham and Women’s và là giảng viên y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ), nói rằng điều tồi tệ nhất là vẫn nằm trên giường khi không thể ngủ được, theo wellandgood.com .

Người bình thường sẽ mất khoảng 15 phút để chìm vào giấc ngủ . Ảnh SHUTTERSTOCK

“Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người trong chúng ta mắc phải, kể cả bản thân tôi, là khi khó ngủ, cứ nằm trên giường trằn trọc và nghĩ rằng ráng nằm thêm chút nữa, sẽ ngủ thôi”, tiến sĩ Robbins nói. Nhưng thực tế chúng ta đang làm điều phản tác dụng.

“Chúng ta đang điều chỉnh não bộ hiểu rằng, đã nằm trên giường là phải ngủ. Nhưng nằm trên giường thực sự không khiến chúng ta chìm vào giấc ngủ mà thay vào đó khiến chúng ta trằn trọc”, tiến sĩ Robbins chia sẻ

Hầu hết mọi người đều không ngủ ngay khi vừa đặt lưng xuống giường, vì vậy đừng vội lo lắng nếu bạn không thể ngay lập tức chìm vào giấc ngủ.

Tiến sĩ Robbins cho biết, người bình thường sẽ mất khoảng 15 phút để chìm vào giấc ngủ. Nên ngay cả bạn là người dễ ngủ, bạn vẫn mất một khoảng thời gian để chìm vào giấc ngủ. Nhưng nếu bạn là người khó chìm vào giấc ngủ, thì nếu chờ mãi mà vẫn không thể ngủ được, bạn cần phải ra khỏi giường và bắt đầu lại, theo wellandgood.com .

Điều này có thể khó khăn, đặc biệt nếu bạn chỉ muốn nằm trong chăn ấm và chờ giấc ngủ đến. Nhưng tiến sĩ Robbins nói rằng, bước xuống giường vẫn là cách tốt nhất.

Tiến sĩ Robbins nói: Tốt nhất là bạn nên thiết lập lại bộ não và ra khỏi giường. Hãy cố gắng làm điều gì đó không liên quan đến đầu óc. Gấp đồ, cất chén đĩa hoặc đọc vài trang sách nhàm chán. Rồi khi cảm thấy buồn ngủ, hãy quay lại giường và bắt đầu lại.

Tiến sĩ Robbins lưu ý rằng tốt nhất nên tránh màn hình máy tính và điện thoại và tránh ánh sáng mạnh, vì chúng ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn.

Đôi khi, tình trạng không thể chìm vào giấc ngủ ban đêm là do các hành vi ban ngày. Một trong những thủ phạm lớn là caffeine. Nếu bạn nằm trên giường, không thể ngủ vì tim đ.ập nhanh, bơm m.áu, có thể là do bạn đã uống quá nhiều caffeine. Trong trường hợp này, hãy tránh caffein vào buổi chiều và hạn chế chỉ 1 – 2 tách cà phê vào buổi sáng.

Một lý do khác có thể là ăn tối quá gần giờ ngủ. Quá trình tiêu hóa cần năng lượng và thời gian và điều đó có thể khiến bạn không ngủ được.

Bạn cũng nên hạn chế tập luyện cường độ cao ngay trước khi đi ngủ.

Nhưng đôi khi, không có việc gì liên quan, có những đêm, bạn cũng rất khó đi vào giấc ngủ, và không sao cả.

Tiến sĩ Robbins nói: Khó ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, và hơn bao giờ hết, trong bối cảnh sống giữa đại dịch. Nên nhớ rằng điều đó là hoàn toàn bình thường và hãy cố lên. Chắc chắn ngày hôm sau sẽ hơi mệt. Nhưng có thể giấc ngủ sẽ đến dễ dàng hơn nhiều vào buổi tối hôm sau, theo wellandgood.com .

Điều kỳ diệu gì xảy ra nếu ăn sô cô la sau khi thức dậy

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích sức khỏe của việc mỗi ngày ăn một miếng sô cô la, theo Insider.

Sô cô la có chứa chất chống ô xy hóa giúp cho tim và não khỏe mạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK

Sô cô la có chứa chất chống ô xy hóa giúp cho tim và não khỏe mạnh, giúp da tươi trẻ, chống lại sự mệt mỏi và trầm cảm bằng cách cải thiện việc cung cấp các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin.

Một nghiên cứu nhỏ gần đây được công bố trên tạp chí khoa học FASEB, cho biết có 2 khoảng thời gian đặc biệt hiệu quả để ăn sô cô la.

Theo nghiên cứu, phụ nữ lớn t.uổi có được nhiều lợi ích hơn khi ăn một phần nhỏ sô cô la – khoảng 85 gram – mỗi ngày trong vòng một giờ sau khi thức dậy hoặc một giờ trước khi đi ngủ.

Lưu ý tốt nhất là ăn sô cô la đen vì sô cô la sữa giàu chất béo, đường và calo.

Ăn 85 gram sô cô la vào buổi sáng, đặc biệt là trong vòng một giờ sau khi thức dậy giúp giảm cảm giác đói và thèm ăn ngọt nói chung, theo Insider .

Ăn sô cô la cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ

Ăn sô cô la vào buổi tối, lý tưởng nhất là khoảng một giờ trước khi đi ngủ, làm tăng nồng độ melatonin, chất dẫn truyền thần kinh gây buồn ngủ.

Nhịp sinh học của chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta ăn mà còn bởi thời gian ăn.

Ăn sô cô la 1 giờ trước khi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ăn không đúng giờ, chẳng hạn như một bữa ăn nặng gần với giờ đi ngủ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và dẫn đến tăng tích trữ chất béo.

Đặc biệt, điều này có thể thay đổi cách thức hoạt động của vi khuẩn đường ruột, có thể dẫn đến khó ngủ, làm tăng lượng đường trong m.áu, thay đổi trong phân phối mỡ cơ thể và gây buồn ngủ vào ban ngày.

Tuy nhiên, ăn một lượng nhỏ sô cô la lại có tác dụng ngược lại.

Những người ăn sô cô la vào ban đêm dễ đi vào giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng tốt hơn.

Shena Jaramillo, chuyên gia dinh dưỡng của Peace and Nutrition (Mỹ), khuyến cáo không nên ăn sô cô la suốt cả ngày.

Sô cô la là nguồn chất béo tuyệt vời và chứa một chút protein. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy no chỉ với một bữa ăn nhẹ, theo Insider .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *