Sốt xuất huyết, bệnh do thời tiết nồm ẩm gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội, những tuần gần đây, Thủ đô tiếp tục ghi nhận rải rác các ca mắc sốt xuất huyết.

Từ đầu năm 2024 đến nay, TP ghi nhận 513 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Điều này có bất thường hay không khi bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 8-10, đỉnh dịch có thể xảy ra vào tháng 10, 11.

Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực quận Đống Đa, nhiều hộ gia đình vẫn còn chủ quan sau đỉnh dịch sốt xuất huyết đã hết vào cuối năm 2023, người dân không chú ý đến công tác dọn vệ sinh, diệt bọ gậy và thay nước ở lọ hoa, lọ trồng cây thuỷ sinh…

Theo CDC Hà Nội, Đống Đa là quận có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhất kể từ đầu năm đến nay (81 ca). Tại một khu trọ ở quận Đống Đa có nhiều bình nhựa chứa nước và một sinh viên ở đây cho biết, bình nước này lưu cữu lâu ngày không thay. Khi được nhắc nhở, sinh viên ở đây mới ý thức được phải thay nước trong bình để muỗi không vào đẻ trứng, phát triển thành bọ gậy.

Thống kê của CDC Hà Nội, so với cùng kỳ năm 2023, ca mắc sốt xuất huyết ở Thủ đô tăng gấp 3 lần. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, TP có 5 ổ dịch và hiện tại các ổ dịch này đã kết thúc. Sốt xuất huyết tăng cao ở những quận đông dân cư như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông… Vậy, điều này có bất thường hay không?


Diệt bọ gậy ở chân chậu cây cảnh đọng nước để phòng ngừa mềm bệnh sốt xuất huyết.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, điều này không bất thường bởi số mắc tuyệt đối không cao, số ca không lớn mà nằm rải rác, không có các ổ dịch lớn, tập trung.

“Điều này đều nằm trong dự báo trước và theo mô hình dịch tễ sốt xuất huyết có quanh năm. Vào mùa xuân vẫn có ngày nhiệt độ cao, lúc nóng lúc lạnh, muỗi sốt xuất huyết phát triển ở nhiệt độ 25 độ C trở lên. Đặc biệt trong nhà đóng kín cửa làm cho nhiệt độ cao, muỗi sinh sôi phát triển trong nhà, đẻ trứng vào các bình chứa nước thành bọ gậy sinh sôi phát triển thành muỗi. Bên cạnh đó, người dân gia tăng giao lưu đi lại giữa miền Bắc và miền Nam cũng mang theo nguồn bệnh di chuyển, làm tăng ca mắc”, ông Phu nói.

Theo ông Phu, mặc dù số ca sốt xuất huyết thống kê ở Hà Nội tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023 nhưng không đáng lo ngại vì không bùng dịch lớn do khí hậu, thời tiết mùa xuân nồm ẩm muỗi không phát triển mạnh mẽ được. Tuy nhiên, người dân cũng không được chủ quan, phải giữ gìn vệ sinh nơi ở và khu vực xung quanh như diệt bọ gậy, loăng quăng bằng cách thay nước thường xuyên ở lọ hoa, bình trồng cây thuỷ sinh, lật úp các dụng cụ chứa nước…

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2024, ngành Y tế phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn xây dựng lực lượng cộng tác viên y tế – dân số, đội xung kích diệt bọ gậy… Ngoài ra, 100% các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, các trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng đóng trên địa bàn Hà Nội duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh hằng tuần.

Không chủ quan với dịch bệnh mùa xuân

Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội, người già và t.rẻ e.m nhập viện gia tăng do các bệnh mùa nồm ẩm như viêm đường hô hấp, cúm, Adenovirus, viêm phổi, ho gà… BSCKI Phạm Chiến Thắng, Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, do thời tiết thay đổi liên tục, nóng ẩm khiến lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Cụ thể, 1-2 tuần trở lại đây, bệnh nhân đến khám tại bệnh viện tăng 20-30% so với ngày thường. Chủ yếu là các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, bệnh phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản… Trong đó, trẻ nhỏ và người già tăng mạnh.

Bác sĩ cảnh bảo, có một số bệnh nhân có thể bình thường buổi sáng, nhưng tới chiều đã xuất hiện các cơn khó thở, nặng, có thể suy hô hấp. Do vậy, khi thấy triệu chứng nặng phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay. Do số lượng bệnh nhân gia tăng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phải sàng lọc, phân loại bệnh nhân. Ca nặng sẽ buộc phải nhập viện điều trị, còn những trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ hướng dẫn theo dõi, điều trị tại nhà để tránh tình trạng quá tải, lây nhiễm chéo.

Lý giải về gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong thời điểm này, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển, làm gia tăng các bệnh đường hô hấp, cúm, Adenovirus, ho gà, viêm phổi… Hà Nội đã ghi nhận 17 ca mắc ho gà, trong khi cả năm 2023 chỉ có 1 ca. Điều này cũng được coi là bất thường nhưng đã dự báo trước do thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng trong thời gian vừa qua; do COVID-19 nhiều trẻ bỏ lỡ tiêm chủng. Đặc biệt, trong các ca mắc ho gà có một số cháu là trẻ sơ sinh do mẹ không có miễn dịch. Vì vậy, phụ nữ có ý định mang thai chưa có miễn dịch ho gà thì nên tiêm phòng vaccine để có miễn dịch truyền cho con.

Theo ông Phu, thời tiết nồm ẩm không chỉ chú ý tới các bệnh truyền nhiễm mà các bệnh tim mạch, huyết áp, xương khớp cũng có nguy cơ mắc và gia tăng. Đặc biệt, với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có bệnh nền, thời tiết thay đổi đột ngột, ẩm thấp, nếu mắc viêm phổi, viêm đường hô hấp, càng làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm khiến bệnh nặng hơn. Để phòng bệnh, chuyên gia khuyến cáo người dân và trẻ nhỏ, với những bệnh đã có vaccine thì nên tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khoẻ. Khi ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài để cơ thể không bị dính nước mưa nhiễm lạnh.

Vì sao nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết 2-3 lần?

Hiện nhiều trẻ tại TP.HCM mắc sốt xuất huyết đến lần 2-3, tuy nhiên nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng trẻ chỉ bị sốt xuất huyết 1 lần dẫn đến nhầm lẫn với các bệnh như: COVID-19, cảm cúm thông thường.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) – Ảnh: THU HIẾN

Theo các bác sĩ, trung bình một người có thể mắc sốt xuất huyết đến bốn lần trong đời. Khi bị sốt xuất huyết lần 2, đa số trẻ sẽ bị nặng hơn lần đầu.

Cha mẹ đừng chủ quan

Bác sĩ Nguyễn Đình Qui – phó khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) – cho biết thời gian gần đây, bệnh viện hay tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhỏ t.uổi bị tái nhiễm sốt xuất huyết đến lần 2.

Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng trẻ bị nhiễm sốt xuất huyết lần 1 sẽ không có khả năng nhiễm sốt xuất huyết lần 2, lần 3.

Tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng sốt xuất huyết từ 2-3 lần. Thực tế, tại bệnh viện ghi nhận phần lớn những bệnh nhi bị sốt xuất huyết lần 2 sẽ bị nặng hơn so với lần 1, có thể là do phản ứng miễn dịch của cơ thể khiến trẻ bị nặng hơn.

Lý giải về việc tái nhiễm này, bác sĩ Qui cho biết mắc sốt xuất huyết là do vi rút Dengue gây ra gồm bốn chủng lưu hành là D1, D2, D3 và D4.

Trong đó, chủng D1 và D2 đang hiện hành khá phổ biến, do đó người mắc chủng D1 vẫn có thể mắc chủng D2, khả năng tái nhiễm lần 3 (D3) và lần 4 (D4) rất hiếm vì hai chủng này ít xuất hiện.

Ví dụ năm ngoái nhiễm chủng D1 thì năm sau có thể nhiễm chủng D2. Tương tự, đối với người lớn cũng có khả năng mắc sốt xuất huyết 2-3 lần.

“Biểu hiện của hai lần nhiễm sốt xuất huyết cũng không có gì khác nhau, khi trẻ có các biểu hiện như sốt cao trên hai ngày, kèm theo đau đầu, mệt mỏi, đau hốc mắt, đau cơ, các chấm sốt xuất huyết trên da… Phụ huynh cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám”, bác sĩ Qui thông tin.

Mắc tối đa 4 lần, nguy hiểm ở lần 2

Bác sĩ Qui cho biết thêm về phác đồ điều trị cho trẻ nhiễm sốt xuất huyết lần 2 tương tự lần 1, tuy nhiên phụ huynh phải lưu ý theo dõi và quan sát trẻ hơn so với lần đầu, nếu có dấu hiệu phải theo dõi sát hơn.

Hiện nếu thấy trẻ sốt được hai ngày, phụ huynh nên test COVID-19 tại nhà, nếu âm tính nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám có phải sốt xuất huyết không, nếu dương tính sốt xuất huyết phải theo dõi tái khám, quan sát sát hơn so với các bệnh khác.

Bác sĩ Nguyễn Thành Úc – nguyên trưởng khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa T.iền Giang – cho biết tối đa một người có thể nhiễm sốt xuất huyết bốn lần trong đời.

Mỗi lần sẽ mắc một chủng khác nhau, tuy nhiên điều nguy hiểm nhất sốt xuất huyết là khi mắc lần 2 sẽ tạo ra một loại miễn dịch tăng cường khiến người bệnh nặng hơn. Chúng dễ gây ra biến chứng nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa tạng…

“Khi thấy trẻ có năm biểu hiện như: lừ đừ, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết, tay chân lạnh phải theo dõi chặt, đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kể cả mắc lần 1, 2, 3 và 4. Sau khi nhiễm sốt xuất huyết lần 2 phụ huynh vẫn phải chú ý dinh dưỡng cho trẻ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả… để tăng sức đề kháng”, bác sĩ Úc nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Úc, hiện nay rất nhiều trẻ bị sốt xuất huyết bị nhập viện muộn vì lý do nhiều phụ huynh chỉ nghĩ là trẻ bị ho, viêm họng nên cho điều trị tại nhà hoặc có các triệu chứng không nhận ra rất nguy hiểm.

Khẩn trương tìm thuốc trị sốc sốt xuất huyết

Hôm 9-9, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi đến các cơ sở nhập khẩu thuốc về việc cung ứng dịch truyền dextran để điều trị sốc sốt xuất huyết.

Theo Bộ Y tế, các dịch truyền chứa dextran 40 hoặc dextran 70 hiện không có sản phẩm nào có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Việc nhập khẩu thuốc gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam (hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho nước ta).

Cục Quản lý dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc có chứa dextran 40 hoặc dextran 70 để trị sốc sốt xuất huyết.

Sau khi tìm được nguồn cung ứng, liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để xác định nhu cầu, ký hợp đồng và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Cục Quản lý dược.

Bên cạnh đó cung ứng thuốc đầy đủ theo dự trù của các sở y tế, bệnh viện, viện có giường trực thuộc bộ khi nhập khẩu được thuốc.

Từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 190.000 ca mắc sốt xuất huyết, 72 người t.ử v.ong. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 4 lần, số t.ử v.ong tăng 53 trường hợp.

Tại miền Bắc, số ca mắc sốt xuất huyết vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang có chiều hướng gia tăng với nhiều ca bệnh nặng.

Tại miền Nam, các bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết chuyển nặng sau thời gian tự điều trị ở nhà. Các bác sĩ đã phải điều trị tích cực, thậm chí có trường hợp phải can thiệp ECMO mới qua nguy kịch.

3 lưu ý quan trọng khi bị sốt xuất huyết

Bác sĩ Đình Qui cho biết dưới đây là ba nguyên tắc quan trọng, phụ huynh phải chú ý khi trẻ bị sốt xuất huyết.

1. Hiện nay trong phác đồ điều trị cho trẻ bị nhiễm sốt xuất huyết của Bộ Y tế chỉ sử dụng duy nhất một loại thuốc hạ sốt là paracetamol. Phụ huynh tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hạ sốt khác nhau: ibuprofen, aspirin…

Ngoài sử dụng thuốc hạ sốt, phụ huynh phải lưu ý lau mát cho trẻ, uống nhiều nước.

2. Thường phụ huynh khi thấy trẻ sốt kèm theo lạnh thường lấy chăn, mền để ủ ấm cho trẻ, tuy nhiên thao tác này không đúng sẽ ủ nhiệt càng làm trẻ sốt cao khiến trẻ bị co giật. Nên mặc áo thoáng mát, có thể để nhiệt độ phòng 27-28OC.

3. Khi thấy trẻ hết sốt ngày 3 trở đi cho rằng trẻ hết bệnh, thực tế đây là khoảng thời gian dễ trở nặng, do vậy phụ huynh phải theo dõi sát. Nếu trẻ có biểu hiện lừ đừ cần được nhập viện ngay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *