Khi mắc kiết lỵ có nên tập thể dục?

Các trường hợp mắc kiết lỵ thường có biểu hiện tiêu chảy, đau bụng… Vậy trong thời điểm này, người bệnh có nên tập thể dục không hay khi nào người bệnh có thể trở lại thói quen tập luyện và bài tập nào sẽ phù hợp…

Bệnh kiết lỵ là một bệnh n.hiễm t.rùng đường ruột do vi khuẩn hoặc kiết kỵ kỵ khí gây nên như Shigella, Campylobacter, Salmonella, E. coli… Bệnh thường lây truyền qua phân do vệ sinh kém, như:

Ăn thực phẩm bị ô nhiễm

Uống nước bị ô nhiễm

Tiếp xúc với chất thải của người bị bệnh lỵ

Bệnh kiết lỵ có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, nhưng thường gặp nhất ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi và người lớn trên 65 t.uổi. Các triệu chứng của

bệnh kiết lỵ thường xuất hiện trong vòng 1-4 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, bao gồm:

Tiêu chảy, phân lỏng hoặc nhầy m.áu.

Đau bụng, đau thắt bụng.

Sốt.

Buồn nôn, nôn mửa.

Mệt mỏi…

Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như mất nước, n.hiễm t.rùng huyết, viêm màng não, áp xe gan.

1. Người bệnh kiết lỵ có nên tập thể dục không?

Trong thời gian mắc kiết lỵ, người bệnh nên nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học, nghỉ học, nghỉ làm và tránh hoạt động thể chất để cơ thể nhanh hồi phục.

Người bệnh nên bắt đầu tập luyện khi các triệu chứng của bệnh đã được kiểm soát. Điều này thường mất từ 1 đến 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị.

Việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh kiết lỵ:

Cải thiện triệu chứng: Giúp làm giảm tiêu chảy, đau bụng và mệt mỏi.

Giảm nguy cơ tái phát: Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Nâng cao sức khỏe: Tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại n.hiễm t.rùng, cải thiện sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương khớp và sức khỏe tinh thần.

Người bệnh lỵ nên tập thể dục để nâng cao thể trạng.

2. Các bài tập giúp sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục

– Đi bộ: Người bệnh có thể bắt đầu việc tập luyện thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong 30 phút mỗi ngày.

– Yoga: Các tư thế yoga nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm đau bụng, cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt và khả năng phục hồi.

Tư thế em bé (Balasana)

Tác dụng: Giúp thư giãn, làm giảm đau bụng.

Cách thực hiện: Quỳ gối, ngồi xuống giữa hai chân sao cho mông chạm vào gót chân. Cúi người về phía trước, cho đầu nằm trên thảm. Giữ tư thế này trong 5-10 nhịp thở.

Tư thế con thuyền (Navasana)

Tác dụng: Tăng cường sức mạnh cơ bụng.

Cách thực hiện:

Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng về phía trước.

Từ từ nâng chân khỏi sàn cao nhất có thể.

Hai tay duỗi thẳng ra phía trước, song song với sàn. Giữ tư thế này trong 5-10 nhịp thở.

Tư thế con thuyền.

Tư thế con mèo (Marjaryasana) và tư thế con bò (Bitilasana)

Tác dụng: Giúp thư giãn và kéo căng cơ bụng.

Cách thực hiện:

Chống hai tay xuống sàn, rộng bằng vai.

Quỳ trên hai gối với khoảng cách rộng bằng hông.

Uốn cong lưng, đưa bụng hướng xuống sàn, đầu ngẩng nhìn về phía trước (tư thế con mèo).

Uốn gù lưng lên, đầu cúi xuống (tư thế con bò).

Giữ tư thế này trong 1-2 nhịp thở. Tiếp tục thực hiện chuỗi tư thế này trong 5-10 lần.

Tư thế cánh cung (Dhanurasana)

Tác dụng: Giúp kéo căng cơ bụng và lưng.

Cách thực hiện:

Nằm sấp, cong hai chân, hướng bàn chân lên trời.

Dùng tay nắm lấy bàn chân, kéo cơ thể lên khỏi sàn sao cho lưng tạo thành một đường cong hình vòng cung. Giữ tư thế này trong 5-10 nhịp thở.

– Dưỡng sinh

Thở 4 thời có kê mông và giơ chân

Tác dụng: Giảm căng thẳng, cải thiện triệu chứng.

Cách thực hiện: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông cao thấp tùy sức khoảng 5-8 cm, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực.

Thời 1: Hít vào đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và căng cứng. Thời gian 4 – 6 giây (hít ngực bụng nở).

Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân dao động qua lại, cuối thời hai hạ chân xuống. Thời gian 4 – 6 giây (Giữ hơi hít thêm). Giơ luân phiên từng chân cao khoảng 20 cm để luyện cơ bụng rắn chắc, đồng thời tăng tác dụng xoa bóp nội tạng ở thời giữ hơi.

Thời 3: Thở ra, tự nhiên thoải mái, không kềm, không thúc. Thời gian 4 – 6 giây (Thở không kềm thúc).

Thời 4: Nghỉ, thư giãn, chân tay nặng ấm. Chuẩn bị trở lại thời 1. Thời gian 4 – 6 giây (Nghỉ nặng ấm thân).

Tập 2 lần/ngày, mỗi lần 10 – 20 hơi thở

Xoa trung tiêu

Tác dụng: Giảm đau bụng, cải thiện tiêu hóa.

Cách thực hiện:

Ngồi trên ghế, thả lỏng chân xuống sàn.

Bàn tay phải nắm lại úp trên bụng, tay kia đè chụp lên.

Xoa từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ 10-20 lần. Thở tự nhiên.

3. Cần lưu ý gì khi tập luyện?

Việc tập thể dục cường độ cao hoặc trong thời gian dài có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu và suy nhược. Do đó, người bệnh kiết lỵ cần bắt đầu từ từ và tăng dần cường độ, thời gian tập luyện khi cảm thấy khỏe hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống đủ nước trước, trong và sau khi tập thể dục để tránh mất nước.

Bị bệnh sởi dùng thuốc gì?

Sởi là một bệnh hô hấp do virus, rất dễ lây lan, có thể gây ra các triệu chứng sốt, phát ban, ho, sổ mũi và đỏ mắt, chảy nước mắt…

Bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng bao gồm: Tiêu chảy nặng (dẫn đến mất nước), n.hiễm t.rùng tai, khó thở, viêm phổi, mù lòa và viêm não (sưng não)…

Sốt cao, mệt mỏi… là một trong những triệu chứng của bệnh sởi.

1. Các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh sởi

Sởi do virus gây ra nên hiện chưa có phương pháp điều trị kháng virus cụ thể cho bệnh sởi. Các phương pháp điều trị tập trung vào chăm sóc hỗ trợ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Dưới đây là một số thuốc có thể dùng để trị triệu chứng của sởi:

1.1 Thuốc hạ sốt, giảm đau

Khi người bệnh sởi sốt cao, đau họng, đau cơ… có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol, ibuprofen… để giảm bớt sự khó chịu ở cho người bệnh.

Paracetamol: Là thuốc hạ sốt giảm đau không kê đơn phổ biến có thể mua tại các nhà thuốc. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (trong hướng dẫn sử dụng) hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ, dược sĩ. Paracetamol thường dùng uống. ối với người bệnh không uống được, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng.

Lưu ý: Không dùng paracetamol cho người lớn và t.rẻ e.m để tự điều trị sốt cao (trên 39,5OC), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.

Tác dụng không mong muốn của thuốc: Ban da (thường là ban đỏ, mày đay) và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

Chống chỉ định: Người bệnh nhiều lần thiếu m.áu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan; người bệnh quá mẫn với paracetamol; người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydro-genase.

Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ.

Tác dụng phụ thường gặp: Sốt, mỏi mệt; chướng bụng, buồn nôn, nôn; nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn; mẩn ngứa, ngoại ban…

Chống chỉ định:Mẫn cảm với ibuprofen; loét dạ dày tá tràng tiến triển; quá mẫn với aspirin hay với các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin); người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn c.hảy m.áu, bệnh tim mạch, t.iền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30 ml/phút); người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin; người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận); 3 tháng cuối của thai kỳ…

Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như chườm mát, lau nước ấm…

1.2 Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống

Có thể mua oserol pha và uống theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Chỉ truyền dịch (tại cơ sở y tế) khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải).

1.3 Bổ sung vitamin A

Trong một số trường hợp, nên bổ sung vitamin A theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là ở t.rẻ e.m – để giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện khả năng phục hồi. Có những nghiên cứu cho thấy vitamin A thực sự hữu ích trong việc làm bệnh sởi bớt nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều chất lỏng, súc miệng bằng nước muối sinh lý, tránh ánh sáng gay gắt nếu mắt bị đau…

2. Lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh sởi

– Người bệnh sởi cần dùng đúng liều lượng thuốc theo khuyến cáo và khoáng cách giữa các liều dùng thuốc.

– Uống thuốc với nước đun sôi để nguội.

– Không dùng aspirin để hạ sốt giảm đau cho t.rẻ e.m hoặc thanh thiếu niên (trừ khi có ý kiến của bác sĩ), vì nguy cơ mắc hội chứng Reye khi trẻ dùng thuốc này. Hội chứng Reye là một dạng hiếm gặp của bệnh não cấp tính và gan nhiễm mỡ, hầu như chỉ xảy ra ở t.rẻ e.m

– Khi bị sởi người bệnh nên nghỉ làm ở nhà. Đối với trẻ cho nghỉ học để tránh lây sởi cho người khác.

– Trong trường hợp sởi biến chứng cần điều trị các biến chứng tại cơ sở y tế.

3. Phòng ngừa bệnh sởi như thế nào?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi là tiêm vaccine phòng ngừa. Tiêm chủng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh sởi, với một liều duy nhất mang lại sự bảo vệ cho 93% số người được tiêm chủng và tiêm hai liều sẽ tăng khả năng bảo vệ này lên 97%.

Có hai loại vaccine (dùng dưới dạng tiêm) để bảo vệ chống lại bệnh sởi:

Vaccine MMR (sởi, quai bị, rubella)

Vaccine MMRV (sởi, quai bị, rubella, thủy đậu)

Thực hiện 2 mũi tiêm chủng vaccine cho t.rẻ e.m trong độ t.uổi tiêm chủng theo qui định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng t.uổi).

Tiêm vaccine phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *