Những hoa quả quen thuộc và được nhiều người ưa thích, nhưng ít người biết rằng trong những quả này lại có những bộ phận cực độc, ăn phải có thể gây ngộ độc, thậm chí bỏ mạng.
Hạt Cherry chứa chất cyanogenic, khi ăn chất này sẽ chuyển hóa thành amygdalin rất độc, có thể gây mạch chậm, rối loạn huyết động, ngừng tuần hoàn, đau tức ngực, nghiêm trọng nhất là t.ử v.ong
Hạt Na rất độc, trước đây, hạt Na thường được dùng để ngâm quần áo để diệt rận…
Cà độc dược (Datura metel) là một cây dại mọc tại nhiều vùng miền của Việt Nam. Trong Đông y, quả Cà độc dược là một vị thuốc. Tuy vậy, với độc tính cao, nó chỉ được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi bị ngộ độc Cà độc dược, nạn nhân có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đ.ập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nói được, có thể gây hôn mê và t.ử v.ong
Cam thảo dây (Abrus precatorius) là loài cây thuộc họ đậu, có dây lá như lá me, quả giống quả đậu nhưng bên trong mang những hạt có màu đỏ, đen rất đẹp, dễ thu hút trẻ con
Tuy vậy, những hạt này có chứa chất abrin là độc tố rất mạnh, có thể gây c.hết người dù chỉ nhai vài hạt
Quả Mã t.iền (Strychnos nux-vomica) có hình dáng rất giống quả cam, được biết đến như một thứ độc dược cực mạnh
Hạt của quả Mã t.iền chứa nhiều chất alcaloid, nếu ăn nhầm sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp, gây ngạt thở dẫn đến t.ử v.ong. Mã t.iền được sử dụng như một loại thuốc diệt chuột
Cây Móc gai hay Móc hùm (thuộc nhiều phân loài khác nhau như Capparis versicolor, Capparis tomentosa, Capparis moonnii…) có màu đỏ tươi khi chín, trông khá hấp dẫn
Ruột quả có một lớp nhầy bao bọc chứa chất glycosid có thể gây ức chế thần kinh dẫn đến t.ử v.ong nếu ăn phải
Có quả rất bắt mắt, cây Thầu dầu (Ricinus communis) được trồng nhiều để làm cảnh cũng như lấy dầu từ hạt. Tuy vậy, hạt của chúng chứa ricin – một độc tố mạnh
Theo các nhà khoa học, lượng độc tố từ 9 – 10 hạt đủ làm c.hết một người lớn.
Cô gái 29 t.uổi nguy kịch vì bị loài kiến cực độc đốt
Sau khi bị kiến ba khoang đốt, cô gái vào viện trong tình trạng hôn mê, sốc phản vệ độ IV, biến chứng suy tim và viêm cơ tim cấp.
Da nổi những mụn nước to nhỏ không đều khi tiếp xúc với chất dịch của kiến ba khoang. Ảnh: Shutterstock.
Ngày 23/1, bác sĩ chuyên khoa I Trừ Văn Trường, Phó khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết chị D.T.O., 29 t.uổi, ngụ Vĩnh Phúc, nhập viện trong tình trạng rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn.
Chị O. có t.iền sử dị ứng với côn trùng. Sau 10 phút bị dính độc từ kiến ba khoang, người phụ nữ nổi mẩn ngứa toàn thần, đau tức ngực, khó thở. Khi nhập viện, chị O. được chẩn đoán sốc phản vệ độ IV – mức độ nguy hiểm nhất.
Các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, hồi sức tích cực, thải độc và chăm sóc đặc biệt cho nữ bệnh nhân. Chị O. được lọc m.áu liên tục, kết hợp dùng thuốc vận mạch huyết động.
May mắn, sau một tuần điều trị, sức khỏe của chị O. ổn định và được xuất viện.
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng. Lúc này, người bệnh bị co giật, thậm chí có thể t.ử v.ong. Sốc phản vệ có 4 mức độ, từ nhẹ đến nặng, sốc có thể tiến triển nhanh trong vòng vài phút.
Khi bị kiến ba khoang đốt, mọi người có xu hướng đ.ập và g.iết c.on vật. Khi bị chà xát hay dập nát, cơ thể loài kiến này phóng ra chất dịch chứa chất paederin. Chất dịch này khi tiếp xúc với bề mặt da, gây nên phản ứng viêm da tiếp xúc kích ứng, nổi những mụn nước to nhỏ không đều, nặng hơn có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da.
Trường hợp nặng, người bệnh có thể có sốt nhẹ, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương, hoặc sốc phản vệ nếu dị ứng.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khuyến cáo người dân khi bị côn trùng đốt, xuất hiện các triệu chứng như: phát ban, nổi mẩn ngứa trên cơ thể, khó thở, đau tức ngực, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngất xỉu… cần ngay lập tức đưa vào các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.