Điều kiện khí hậu đang thay đổi trên khắp thế giới với nền nhiệt ngày càng tăng cao và nguồn tài nguyên hạn chế. Do đó, các giải pháp kiến trúc và đô thị cũng phải thay đổi để thích ứng. Vậy làm thế nào để ngôi nhà của chúng ta có thể hoạt động hiệu quả trong bối cảnh sau biến đổi khí hậu?
Phân tích chi tiết các dự báo về các biến thể khí hậu, đội ngũ kiến trúc sư của W-LAB đã phát triển một đề xuất môi trường sống cho các vùng khí hậu ẩm, nóng và khô hạn, kết hợp vật liệu sinh học, các giải pháp có thể vận chuyển và các cấu hình thúc đẩy sự sống trong cộng đồng.
Dự án với một loạt các mô phỏng được tính toán nhằm trực quan hóa viễn cảnh khí hậu mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những thập kỷ tới, chủ yếu cảnh báo rằng nhiều khu vực có khí hậu ôn hòa có thể trở thành những khu vực khô cằn, khắc nghiệt.
Theo nhóm kiến trúc sư: “Đối với một khu định cư ở nơi khô cằn, chúng tôi nghĩ đến các cabin có thể vận chuyển được hỗ trợ trên mặt đất, trên các cọc bắt vít. Những cabin này có thể không bị cố định và không để lại dấu vết trên mặt đất, càng làm giảm dấu chân của chúng trên môi trường.”
Biến đổi khí hậu trên khắp thế giới với nền nhiệt ngày càng tăng cao. |
Khu định cư này phân bố các đơn vị mô-đun của nó một cách xuyên tâm, phân định một không gian được bảo vệ ở trung tâm, giống như một ốc đảo. Để giảm lực của gió trong vùng lãnh thổ có độ phơi sáng cao, nhóm nghiên cứu đề xuất việc tạo ra các vành đai xanh được hình thành bởi các lùm cọ và thảm thực vật sa mạc, hoạt động như một bộ lọc. Hiệu quả của thiết kế này đã được chứng thực thông qua các công cụ tính toán CFD.
Phối cảnh khu định cư với ốc đảo xanh mát ở trung tâm. |
Hình ảnh khu định cư được xây dựng cho kịch bản biến đổi khí hậu. |
W-LAB cho biết: “Hình ảnh màu xanh lam hiển thị bên dưới là các khu vực có tốc độ gió từ 0-2m/s; màu đỏ ở các khu vực lớn hơn 10m/s (36 km). Đây là tốc độ tối đa phân định phần trên cùng của phạm vi bảo vệ thấp. Các bức tường (1-1,5m) tạo ra các khu vực thoát nước, nhưng chúng không đủ.
Có thể thấy trong các mặt cắt dọc, chúng ta có thể tạo ra một khu vực bảo vệ với khối lượng lớn cho các hoạt động ngoài trời sử dụng công cộng, cả ở trung tâm và ngoại vi của khu phức hợp đã xây dựng bằng cách trồng thêm một vành đai lùm cọ.”
Giải pháp thiết kế các khu định cư ở vùng khí hậu khô cằn, khắc nghiệt. |
Cabin sinh học đúc sẵn
Các đơn vị ở quy mô nhỏ, bền vững, tự cung tự cấp và siêu kết nối công nghệ. Để được xây dựng, mỗi đơn vị sử dụng vật liệu tái chế có nguồn gốc tự nhiên và địa phương. Cụ thể, các kiến trúc sư đề xuất việc sử dụng các tấm và các lớp được làm bằng gỗ agave Mỹ (cây họ Thùa Mỹ), được gọi là “gỗ sa mạc”. Sợi và rễ của nó có thể được tái sử dụng để làm hệ thống cách nhiệt và cách âm, do đó tránh được các sản phẩm nhân tạo.
Cabin ở nhỏ, bền vững, kết nối siêu công nghệ. |
Mỗi ngôi nhà có chức năng như một nhà kính, cho phép các loại thực vật và rau quả phát triển phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cư dân, bao gồm cả hệ thống ủ phân hữu cơ được thiết kế đặc biệt cho không gian trong nhà.
Ngoài ra, các hệ thống ngầm được kết hợp để tái chế nước xám (toàn bộ nước thải từ hộ gia đình ngoại trừ dòng nước thải từ toilet) và các tấm pin mặt trời, tuabin gió bên ngoài cho phép thu được năng lượng tái tạo, lưu trữ trong pin lắp đặt dưới lòng đất.
Phối cảnh không gian sinh hoạt bên trong cabin. |
Cabin tự cung tự cấp nhu yếu phẩm hàng ngày. |
Để có được nước sạch để uống, nhóm đã nghiên cứu 2 giải pháp tiềm năng: Thứ nhất là thu giữ sương mù; thứ hai là khử muối bằng năng lượng mặt trời.
Các kiến trúc sư đảm bảo rằng “cả ở vùng khí hậu miền núi và vùng ven biển khô cằn, việc thu gom sương mù bằng lưới polyetylen (một loại nhựa có thể tái chế) có thể thực hiện được. Chúng tôi có thể chụp từ 4-14 L trên 1 mét vuông. Hệ thống này cho phép chúng tôi ngưng tụ hơi ẩm phân tán trong không khí khi nó bão hòa.
Mặt khác, nếu không có các tầng chứa nước hoặc sông gần đó, việc khử muối của nước biển có thể được kết hợp thông qua một quá trình thẩm thấu được kích hoạt bởi năng lượng mặt trời.
Phối cảnh cấu trúc thu gom sương mù tạo nguồn nước sáng để uống. |
Lam Giang
>> Ngôi nhà nổi độc đáo dành cho vùng sông nước, lũ lụt
>> Nhà ở hiệu quả và bền vững: Nhà cabin di động, sử dụng năng lượng mặt trời
Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2021/07/12/lam-the-nao-de-ngoi-nha-co-the-hoat-dong-trong-tinh-huong-bien-doi-khi-hau