Trước đây, rau má thường được người dân sử dụng trong các mùa thiếu rau xanh. Hiện tại, nhiều bà nội trợ yêu thích loại rau này do khả năng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, làm đẹp.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y huyện Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, rau má là rau dại quen thuộc, được ăn hằng ngày ở một số vùng nông thôn.
Hiện nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rau má chứa các axit amin, beta-carotene và hóa chất thực vật… giúp chống lão hóa, ngăn ngừa các bệnh mỡ m.áu, tim mạch.
Rau má có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ảnh: Lê Dương
Rau má còn được xếp vào các loại rau làm đẹp da, giúp bề mặt da săn chắc, thanh mát cơ thể, giúp mạch m.áu mềm, hạn chế tai biến do xơ vữa mạch m.áu gây ra. Rau má giúp nhanh lành vết thương ngoài da.
Trong thời kỳ nghèo khó, người dân khan hiếm thực phẩm đã chọn rau má chứ không phải loại khác vì cây lành tính, mọc dại nhiều.
Nhiều bài thuốc dân gian sử dụng rau má chữa bỏng, cải thiện suy giãn tĩnh mạch, phòng ngừa sa sút trí tuệ, chữa mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, đau bụng kinh.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, theo các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Dược tính luận, Nam dược thần hiệu, rau má có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng giải độc, dùng chữa các chứng tiết tả mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, bỏng, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, dị ứng mẩn ngứa…
Bác sĩ Vũ cho biết thêm thực nghiệm trên chuột cho thấy rau má có tác dụng trấn tĩnh, an thần thông qua cơ chế tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương.
Rau má có tác dụng điều trị các vết thương ở da và niêm mạc do các saponin chứa trong dịch chiết kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào da, làm tăng sinh mạng lưới huyết quản của tổ chức liên kết giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng.
Bác sĩ Vũ khuyến cáo, rau má có tính lạnh nên những người hư hàn không nên dùng thường xuyên. Dù đó là loại rau lành tính nhưng bạn không nên lạm dụng, chỉ ăn từ 30-40g mỗi ngày. Rau má không phù hợp với người có thai, mắc bệnh gan, đái tháo đường, người đang uống t.huốc a.n t.hần, trầm cảm. Không nên uống nước rau má hằng ngày thay nước lọc, không uống cùng các loại thuốc Tây.
Loại cây mọc dại khắp nơi, trị chứng mất ngủ
Cây lạc tiên mọc dại ở bụi rậm có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là trị chứng mất ngủ, người dân còn sử dụng lạc tiên như một vị rau bổ dưỡng, thanh mát.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, lạc tiên là vị thuốc trị mất ngủ và thường được người dân sử dụng như một loại rau. Ngọn non của cây lạc tiên dùng để luộc hoặc nấu canh, xào tỏi đều thơm ngon, bổ dưỡng.
Lạc tiên thường mọc ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn hoặc trồng tại một số vườn thuốc. Trừ phần rễ, hầu hết các bộ phận của lạc tiên đều được dùng làm dược liệu.
Bác sĩ Vũ cho biết, vị thuốc lạc tiên ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt. Lạc tiên được bào chế dưới dạng thuốc sắc, trà, ngâm rượu hoặc nấu thành cao.
Vị thuốc này được dùng để trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm, trị ho, viêm mủ da, lở ngứa… Ở Ấn ộ, nước sắc lá lạc tiên còn dùng để trị bệnh thiếu mật và hen suyễn, quả dùng để gây nôn, lá dùng để chữa đau đầu.
Bác sĩ Vũ cho hay, nếu sử dụng vị thuốc này không đúng cách có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn chức năng vận động; người mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn; không tỉnh táo; buồn nôn; nhịp tim nhanh bất thường; luôn buồn ngủ; co thắt ở phụ nữ mang thai,…
Vì thế, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thăm khám trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào và phải đúng liều lượng.
Ngoài ra, khi dùng lạc tiên chữa mất ngủ, cần duy trì đều đặn liên tục từ 7-14 ngày để có hiệu quả cải thiện tốt nhất; không sử dụng cho t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp, người suy thận.
Người bệnh cần kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao để sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ và đưa cơ thể trở về nhịp sinh học bình thường.
Hiệu quả chữa trị của lạc tiên còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân đang sử dụng t.huốc a.n t.hần hoặc thuốc trị bệnh khác, cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý, chỉ lựa chọn các cây lạc tiên xanh tốt, không sâu bệnh để làm thuốc hoặc tìm mua ở các nhà thuốc Đông y uy tín nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu. Lạc tiên khô cần được bảo quản kỹ lưỡng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện có dấu hiệu nấm mốc.