Táo bón là một trong những tình trạng rất thường gặp ở người già. Khi các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn không mang lại hiệu quả, người bệnh cần dùng thuốc để điều trị táo bón…
1. Nguyên nhân nào khiến người già hay bị táo bón?
Theo BSCKI Phạm Thị Việt Anh, Phó trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện 19-8, táo bón là vấn đề rất thường gặp ở người già với tần suất đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, phân cứng, khó đi kèm theo đau bụng dưới. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống ít chất xơ, không uống đủ nước, ít vận động, thói quen nín nhịn đi vệ sinh…
Ngoài ra, việc sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị các tình trạng mạn tính ở người già như đau nhức, viêm khớp, đái tháo đường và bệnh tim cũng có thể gây ra táo bón.
Táo bón nếu không được xử lý kịp thời có thể gây rách h.ậu m.ôn gây c.hảy m.áu, sa trực tràng, ngộ độc phân. Thậm chí, tình trạng táo bón kéo dài nhiều năm còn làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Trường hợp nghiêm trọng hơn gây bán tắc hay tắc ruột, với người có bệnh tim mạch như tăng huyết áp nếu rặn mạnh do táo bón có thể dẫn đến các biến cố tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành cấp…
Táo bón nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra khó chịu, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.
2. Đối phó với táo bón ở người cao t.uổi
Để hạn chế tình trạng táo bón, cần ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, tạo thói quen tập thể dục, vận động hằng ngày, đi đại tiện vào một giờ nhất định, hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc đang uống nếu nghi ngờ đó là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón… Nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả mới dùng thuốc để điều trị.
Có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau, như:
– Thuốc nhuận tràng làm tăng lượng phân: Loại thuốc này giúp cải thiện chứng táo bón thông qua cơ chế làm tăng lượng nước và khối lượng phân, thúc đẩy phân đi qua ruột kết một cách nhanh chóng. Thường dùng trong các trường hợp táo bón vô căn. Chống chỉ định trong các trường hợp nghi tắc ruột cơ học, loét hành tá tràng, cắt đoạn dạ dày.
– Thuốc nhuận tràng kích thích: Các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động ruột giúp gia tăng sự tống phân ra ngoài ở đại tràng. Tuy nhiên, thuốc này sẽ mất tác dụng nếu dùng kháng sinh diệt vi khuẩn ở ruột.
– Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Có tác dụng làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, giúp bài tiết và tống xuất phân ra ngoài. Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng, tắc ruột, ung thư trực tràng, mất nước, suy tim.
Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc thụt h.ậu m.ôn để giải quyết nhanh chóng tình trạng táo bón, làm sạch và thông thoáng đường tiêu hóa, giúp đường ruột giảm bớt áp lực, đặc biệt là hệ thống tiêu hóa dưới. Thuốc thường dùng cho các trường hợp táo bón khi nằm lâu để làm mềm phân, tuy nhiên không được dùng kéo dài.
Không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài vì có thể dẫn đến lệ thuộc thuốc.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng ở người già
Khi sử dụng thuốc nhuận tràng ở người già, cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo dùng thuốc đúng cách và an toàn:
– Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
– Không tự ý sử dụng kéo dài hơn 1 tuần vì có thể dẫn đến lệ thuộc thuốc.
– Để giải quyết tình trạng táo bón, cần sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp khác như thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều rau xanh, tăng cường hoạt động thể chất.
– Rèn luyện thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và tư thế ngồi đúng (kê ghế nhỏ dưới hai bàn chân, phần bụng và đùi tạo góc 45 độ).
– Nếu muốn đi đại tiện, cần đi ngay vì nếu nhịn khiến phân rắn lại càng khó đi hơn.
– Theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn…
– Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng (nếu có) để tránh tương tác giữa thuốc nhuận tràng và loại thuốc đó. Thận trọng trong các trường hợp mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, suy tim, suy thận…
– Người già nên uống đủ nước trong khi sử dụng thuốc nhuận tràng để tránh mất nước và điện giải.
– Nếu tình trạng táo bón không được cải thiện sau khi sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng, nôn, hoặc khó thở, cần được đưa đến bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán rõ nguyên nhân của tình trạng táo bón và chỉ định điều trị phù hợp.
Bé 3 t.uổi ăn nhầm thuốc giảm cân chị gái mua trên mạng
B.é g.ái 3 t.uổi phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc sau khi ăn 7 viên thuốc giảm cân mà trước đó chị gái đã mua trên mạng để sử dụng
Bác sĩ Nguyễn Tân Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương), cho biết sau khi ăn thuốc giảm cân của chị gái, trẻ nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng.
Gia đình cho trẻ vào bệnh viện ở tỉnh Hà Nam cấp cứu và được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bác sĩ thăm khám cho một bệnh nhi điều trị tại Khoa Cấp cứu và Chống độc
Tiếp nhận bệnh nhi, bác sĩ đã rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính, thuốc nhuận tràng, bù nước điện giải… Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện.
Theo các bác sĩ, loại thuốc giảm cân mà bệnh nhi ăn nhầm được chị gái mua về sử dụng không rõ thành phần, nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ. Người chị gái đã mua tổng số 14 viên thuốc này để giảm cân.
Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận, điều trị một bệnh nhi 13 t.uổi (ở Hà Nội) nhập viện do bị ngộ độc thuốc chuột.
Trẻ có t.iền sử mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng t.ự s.át. Trước khi vào viện 2 ngày, trẻ uống 2 tuýp thuốc diệt chuột không rõ nguồn gốc. Sản phẩm được đặt mua trên trang thương mại điện tử. Sau uống, trẻ nôn nhiều, chóng mặt và được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân. Kết quả xét nghiệm độc chất, trẻ được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột Natri Fluoroacetat.
Sau gần 3 tuần điều trị tích cực, trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện.
Bác sĩ Hùng nhấn mạnh, loại thuốc chuột gây ngộ độc cho trẻ đã bị cấm lưu hành nhiều năm trước, nhưng hiện được mua bán dễ dàng. Khi ăn hay uống phải, người bệnh có thể co giật, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, hôn mê, tổn thương hệ thần kinh, suy thận, suy gan… dẫn đến t.ử v.ong.
Loại thuốc diệt chuột bệnh nhi mua trên trang thương mại điện tử
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện cấp cứu do uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc diệt chuột, các chất gây nghiện, t.huốc a.n t.hần của người lớn…
Ngoài ra, bệnh viện cũng tiếp nhận một số trường hợp trẻ v.ị t.hành n.iên ngộ độc thuốc diệt chuột có chủ đích do trẻ có ý định t.ự t.ử.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc, hóa chất độc hại, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần khẩn trương đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Khi đi cần mang theo vỏ hoặc chai thuốc, hóa chất mà trẻ ăn uống nhầm để các bác sĩ biết nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.