Một bệnh nhân nam 57 t.uổi ở Đồng Nai bị ngưng tim, ngưng thở và bất ngờ ngã gục tại bệnh viện được các bác sĩ bật “báo động đỏ” cấp cứu kịp thời.
Trường hợp hy hữu này là nam bệnh nhân T.Q (57 t.uổi, ngụ huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Trước khi vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai), bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, đau tức ngực dữ dội. Khi được người nhà đưa đến khám, ông ngã gục tại bệnh viện.
Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe nam bệnh nhân bị ngưng tim.
Ngay lập tức, các nhân viên y tế đã nhanh chóng đưa bệnh nhân vào cấp cứu. Khi tiếp nhận, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim và tiến hành cho đo điện tim. Lúc này, nhịp tim tụt dần, diễn tiến quá nhanh dẫn tới ngưng tim, ngưng thở, mạch, huyết áp đều bằng không.
Bệnh viện tiến hành “báo động đỏ” huy động các y bác sĩ tiến hành cấp cứu đặt ống thở, ép tim ngoài lồng ngực và tiêm thuốc hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân. Sau khi được tiêm 30 ống Adreanalin, tim của bệnh nhân đã hoạt động trở lại và hồi phục sau hơn 90 phút.
“Thông thường, những trường hợp cấp cứu trên 60 phút đã được đ.ánh giá là rất nặng”, bác sĩ Võ Chí Trung, khoa Can thiệp nội tim mạch, thông tin.
Sau một ngày theo dõi, các bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân bị suy đa tạng. Sau khoảng 48 tiếng lọc m.áu, bệnh nhân đã có đáp ứng tốt, chức năng gan, thận được cải thiện, tỉnh táo, có thể tự thở trở lại.
Bác sĩ Võ Chí Trung, khoa Can thiệp nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, cho biết đây là một trường hợp hy hữu, tỷ lệ thành công rất thấp. Tuy nhiên, sau 90 phút cứu chữa của ê-kíp bệnh viện, bệnh nhân đã vượt qua “tử thần”.
Theo bác sĩ, bệnh nhân này rất may mắn do đang đi khám tại bệnh viện thì ngã gục, được cấp cứu nội viện kịp thời nên bảo toàn được tính mạng. Nếu trường hợp ngưng tim, ngưng thở ngoại viện, tỷ lệ t.ử v.ong lên đến 90%.
30 ống ‘thuốc hồi dương’ giúp người đàn ông thoát cửa tử
Người đàn ông 65 t.uổi ở TP.HCM đột ngột rơi vào 2 đợt ngưng tim ngưng thở, đối mặt với nguy cơ t.ử v.ong rất cao do nhồi m.áu cơ tim cấp.
Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ Nguyễn Thiên Hào, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) cho biết bệnh nhân là ông L.C.S (65 t.uổi), vừa xuất viện vào hôm qua (29/1) sau 12 ngày điều trị.
Trước đó, sáng ngày 17/1, khi đang xem tivi, ông S. bất ngờ gồng người, tím tái, có dấu hiệu ngưng thở. Gia đình đưa ông đi cấp cứu tại Bệnh viện Trưng Vương trong tình trạng mê sâu, mạch và huyết áp bằng 0, xác định ngưng tim ngưng thở ngoại viện.
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, xoa bóp tim, dùng khoảng 10 ống “thuốc hồi dương” (thuốc trợ tim adrenaline). Nửa tiếng sau, ông S. có mạch và huyết áp trở lại.
Bất ngờ, bệnh nhân lại rơi vào ngưng tim lần 2 sau khoảng 10 phút. Ê-kíp tiếp tục tiến hành tiêm thêm 20 ống adrenaline, xoa bóp tim, sốc điện, dùng thuốc vận mạch, nỗ lực cứu người bệnh thoát cơn nguy kịch.
Qua hội chẩn toàn viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. bị nhồi m.áu cơ tim cấp. Kết quả chụp mạch vành cho thấy người bệnh bị tắc động mạch lớn nhất nuôi tim, 2 nhánh còn lại bị hẹp. Ca can thiệp đặt 2 stent mạch vành cho người bệnh diễn ra suôn sẻ vào chiều cùng ngày.
Bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp được đặt 2 stent tại Bệnh viện Trưng Vương. Ảnh: BVCC.
Ông S. tiếp tục được theo dõi sát sao, thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực, được rút nội khí quản và cai vận mạch sau 3 ngày. Đến ngày 29/1, bệnh nhân xuất viện trong tình trạng sức khoẻ ổn định, không di chứng. Tổng chi phí điều trị cho bệnh nhân S. là 120 triệu đồng. Do có Bảo hiểm y tế, người bệnh chỉ phải chi trả 62 triệu đồng.
Theo bác sĩ Hào, bệnh nhân S. bị nhồi m.áu cơ tim cấp tích hợp với rung thất nên rơi vào cơn ngưng tim ngưng thở. Đây cũng là tình trạng của không ít ca nhồi m.áu cơ tim cấp được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương.
Ai có nguy cơ bị nhồi m.áu cơ tim?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 50% bệnh nhân có một yếu tố khởi phát xảy ra trước khi nhồi máy cơ tim như: vận động gắng sức, stress tâm lý, phẫu thuật, có bệnh lý nội khoa nặng. Bên cạnh đó, nhồi m.áu cơ tim có tần suất xảy ra cao vào buổi sáng, từ 6 giờ đến 11 giờ, đặc biệt là trong vòng 3 giờ đầu tiên sau khi ngủ dậy.
Những người có nguy cơ cao bị nhồi m.áu cơ tim như: từng được chẩn đoán bệnh mạch vành, có yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như nam trên 45 t.uổi, nữ trên 55 t.uổi; thừa cân, béo phì; ít vận động thể lực; hút t.huốc l.á; tăng huyết áp; đái tháo đường; rối loạn lipid m.áu; stress về tinh thần cũng như thể chất.