Sửa nhà chung cư có cần cúng không? Văn khấn sửa nhà chung cư?

Trong quan niệm của người dân Việt Nam ta, bất cứ ngôi nhà nào cũng có chủ đất, gia tiên, thổ công và thổ địa. Vì thế, khi thực hiện các công việc liên quan đến nhà cửa như cất nóc, sửa sang, tháo dỡ,…gia chủ cần làm lễ xin phép để được động thổ.

Vậy, còn đối với nhà chung cư thì sao? Sửa nhà chung cư có cần cúng hay lưu ý điều gì không? Hãy cùng Dothi.net tìm hiểu nhé.

Sửa nhà chung cư có cần cúng không?

Theo quan điểm về phong thủy tâm linh của người dân Việt Nam, trước khi sửa nhà chung cư, việc thờ cúng, xin phép thổ công, thổ địa và điều cần thiết. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc cúng trước khi sửa nhà chung cư là việc cần thiết.

Sửa nhà chung cư liệu có cần cúng không – Ảnh minh họa

Tuy nhiên, để có thể thực hiện được lễ cúng sửa nhà chung cư một cách chính xác nhất, bạn nên nắm được những thông tin, vấn đề xoay quanh bao gồm xem tuổi khi cúng nhà chung cư, mâm lễ và văn khấn khi cúng nhà một cách chuẩn xác nhất.

Cách xem tuổi khi sửa nhà chung cư

Lưu ý, việc xem tuổi khi sửa nhà chung cư chỉ xảy ra khi gia chủ muốn thay đổi, tu sửa lớn cho ngôi nhà chung cư, từ đó có thể thay đổi cả kiến trúc của ngôi nhà.

Theo quan điểm của các chuyên gia phong thủy, nếu gia chủ muốn thực hiện những thay đổi lớn với căn hộ chung cư, gia chủ nên chọn sửa nhà vào những năm sao cho tuổi của bản thân không bị phạm vào tam hai, hoang ốc, kim lâu,…để bảo đảm nguồn vượng khí trong ngôi nhà không bị tác động, ảnh hưởng.

Việc mượn tuổi khi sửa nhà chung cư là không cần thiết – Ảnh minh họa

Trong trường hợp gia chủ cần sửa nhà chung cư gấp nhưng lại vào thời điểm năm không được tuổi, gia chủ có thể mượn tuổi người khác để sửa nhà. Lưu ý, gia chủ nên mượn tuổi của người đàn ông trong gia đình thật sự phù hợp để thay mặt cho gia chủ, thực hiện các “thủ tục” cần thiết trước khi sửa nhà chung cư.

Trong trường hợp bạn không tìm được người phù hợp để mượn tuổi, thì cũng không nên quá lo lắng. Gia chủ chỉ cần thắp một nén nhang và xin phép trước khi làm lễ sửa nhà chung cư là được.

Xem thêm: Cách xác định hướng nhà chung cư chuẩn phong thủy

Cách làm lễ cúng khi sửa nhà chung cư

So với các loại hình bất động sản khác như nhà phố, nhà nguyên căn, nhà mặt tiền, biệt thự,…rõ ràng chung cư có một sự…khác biệt. Không gắn liền với mặt đất, các căn hộ chung cư đều có sự phụ thuộc vào phần chung của các tòa nhà, dù có không gian sở hữu riêng biệt, nhưng vẫn mang trong mình những sự chung đụng nhất định mà gia chủ không thể thay đổi được.

Trong trường hợp gia chủ thực hiện các việc sửa nhà như sơn lại tường, sàn, thay đổi nội thất trong ngôi nhà, lát lại gạch,…thì không cần thiết phải làm lễ cúng sửa nhà chung cư. Bởi đây là các hoạt động đơn giản, không gây ra nhiều tác động đến ngôi nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực phong thủy.

Tùy thuộc vào tình trạng bạn muốn sửa chung cư mà có hình thức làm lễ cúng phù hợp – Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu gia chủ thực hiện các công việc sửa nhà chung cư như thiết kế lại kiến trúc ngôi nhà, thay đổi vị trí, chức năng của các phòng trong căn hộ, đặc biệt là phòng thờ, thì việc cúng sửa nhà chung cư là việc cần thiết. Bởi đây là những công việc tác động trực tiếp đến không gian, kết cấu của ngôi nhà. Mà ý nghĩa của phong thủy chính là sự tương tác giữa con người và môi trường xung quanh. Một khi môi trường xung quanh đã thay đổi, phong thủy cũng không thể giữ nguyên như cũ, vô hình chung sẽ tác động đến cuộc sống thường ngày của chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Để thực hiện lễ cúng sửa nhà chung cư, đầu tiên, bạn phải chuẩn bị mâm lễ. Mâm lễ cúng sửa nhà gồm có mâm lễ mặn và hoa quả, tiền vàng, hương hoa,…

  • Mâm lễ mặn bao gồm: đồ nếp (xôi hoặc bánh chưng), bộ tam sinh (trứng gà luộc, gà luộc nguyên con, thịt lợn luộc).

  • Mâm trái cây: nên chọn trái cây tươi

  • Đồ cúng khác: 1 chén nước, 1 chén rượu, 1 chén muối, 1 túi trà, trầu cau,…Tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau mà đồ cúng sẽ có sự khác biệt nhất định.

Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng sửa nhà chung cư, gia chủ chọn giờ hoàng đạo, thắp nhang ông bà tổ tiên, thổ địa xin phép được sửa nhà. Gia chủ nên đọc bài văn khấn chung cư:

“- Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:…………….

Ngụ tại:…………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!”

Sau khi đọc bài văn khấn sửa nhà xong, gia chủ sẽ đốt vàng, rải muối gạo và tiến hành sửa chữa căn hộ chung cư như đã định trước.

Một số lưu ý khi sửa nhà chung cư

  • Xin phép ban quản lý tòa nhà chung cư để thông báo, tránh việc tự ý sửa nhà khi chưa được phép, có thể dẫn tới những tranh cãi, mâu thuẫn không đáng có.

  • Nên có người giám sát quá trình bạn sửa chữa căn hộ chung cư, hạn chế sự tác động đến cấu trúc chung của tòa nhà như đường dây điện, hệ thống ống nước, vách ngăn giữa các căn hộ,…

  • Sau khi sửa chữa xong, nên liên lạc với đơn vị chức năng của tòa chung cư giám định, nghiệm thu lại tình trạng của ngôi nhà để đảm bảo chất lượng ngôi nhà.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.

Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/09/04/sua-nha-chung-cu-co-can-cung-khong-van-khan-sua-nha-chung-cu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *