“Bí kíp” chăm sóc 15 loại cây trồng trong nhà

Các loại cây trồng trong nhà không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Đặc biệt, có những loại cây siêu dễ chăm sóc, dễ phát triển trong môi trường ít sáng hay khô cằn như trầu bà, lưỡi hổ, dây nhện… Tuy nhiên, để đảm bảo cây xanh tốt quanh năm, bạn cần nắm rõ đặc tính và vấn đề của từng loại cây.

Bạn có thể tham khảo 15 loại cây trồng trong nhà phổ biến dưới đây cũng như cách chăm sóc chúng đúng cách.

1. Cây thường xuân 

Thường xuân là loại cây trồng trong nhà dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh.
  • Đặt ở đâu: Bạn nên đặt chậu cây thường xuân ở nơi có ánh sáng trung bình trở lên.

  • Nước: Cây thường xuân có thể chịu được hạn hán, nhưng điều quan trọng là phải tưới nước thường xuyên và đảm bảo rằng nó không bị ẩm ướt quá lâu.

  • Vấn đề: Nó hiếm khi bị sâu bệnh nhưng đôi khi có thể có vấn đề với bọ ve, nhện. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng ngăn chặn điều này nếu đặt cây ở nơi thoáng mát. Lưu ý, cây rất độc nếu bạn chạm vào nhựa cây hoặc ăn lá của nó.

2. Cây ngọc bích

Cây ngọc bích khá ưa sáng, cần ít nước hơn vào mùa thu đông.
  • Đặt ở đâu: Cây ngọc bích nên được đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng. Những cây non nên tiếp xúc với ánh nắng gián tiếp, trong khi những cây già hơn có thể chịu nhiều ánh nắng trực tiếp hơn.

  • Nước: Trong mùa sinh trưởng của nó (mùa xuân và mùa hè), bạn phải cung cấp đủ nước cho cây. Sau đó, đợi cho đến khi đất gần như khô hẳn rồi mới tưới lại, có thể là một tuần hoặc thậm chí một tháng sau. Trong mùa “ngủ đông” (mùa thu và mùa đông), cây ngọc bích cần ít nước hơn.

  • Vấn đề: Cây ngọc bích rất ít khi bị sâu bệnh nhưng có thể xảy ra vấn đề với bọ ve và côn trùng. Rệp sáp cũng rất phổ biến, nhưng bạn có thể dùng bông gòn thấm cồn để lau chúng.

3. Cây lá bỏng (sống đời)

Nếu tưới quá nhiều nước có thể gây hại cho cây lá bỏng.
  • Đặt nó ở đâu: Cây lá bỏng nên được đặt trong một căn phòng đủ ánh sáng.

  • Nước: Cây có thể bị hư hại nếu bạn tưới quá nhiều nước, vì vậy hãy đảm bảo đất đủ khô trước khi tưới. Thông thường, bạn nên tưới nước cho cây 1 tuần một lần.

  • Vấn đề: Cây ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên, các loài gây hại như rệp sáp, rệp và vảy nâu có thể trở thành vấn đề. Chỉ cần cạo sạch vảy nâu và loại bỏ rệp bằng tay.

4. Cây lá sọc dưa hấu

Cây lá sọc dưa hấu không ưa ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Đặt nó ở đâu: Đảm bảo giữ cho cây lá sọc dưa hấu tránh ánh nắng trực tiếp.

  • Nước: Cây sinh trưởng tốt trong môi trường ẩm ướt. Bạn có thể trồng chúng ở bất kỳ phòng nào trong nhà, thậm chí cả trong phòng tắm. Cây không cần tưới nước thường xuyên. Cứ 7-10 ngày một lần là đủ.

  • Vấn đề: Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh, nhưng đôi khi chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các loài nấm, gặm nhấm, ve và rệp sáp.

5. Cây phú quý

Phú quý là loại cây trồng trong nhà không ưa sáng.
  • Đặt ở đâu: Cây phú quý sinh trưởng tốt ở những nơi có ánh sáng từ trung bình đến yếu, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Do đó, bạn có thể đặt chậu cây này trong phòng không có cửa sổ.

  • Nước: Giữ cho đất ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên, nhưng đảm bảo rằng đất không bị sũng nước và để đất khô một chút trước khi tưới.

  • Vấn đề: Cây ít khi bị sâu bệnh, nhưng đôi khi cây có thể bị ảnh hưởng bởi ve và côn trùng.

6. Cây sanh

Cây sanh trồng làm cảnh không ưa ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Đặt ở đâu: Giữ cây của bạn trong phòng sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp.

  • Nước: Bạn có thể tưới 1-2 tuần một lần. Đảm bảo rằng đất không bị khô hoàn toàn giữa các lần tưới nước và đất vẫn hơi ẩm.

  • Vấn đề: Cây sanh dễ bị nhiễm nấm lá. Ve nhện và rệp sáp cũng có thể là một vấn đề, nhưng bạn có thể chỉ cần quét sạch chúng và sử dụng thuốc xịt.

7. Cây đuôi ngựa

Cây đuôi ngựa rất ưa ánh sáng mặt trời. Do đó, tốt nhất nên đặt cây ở gần cửa sổ.
  • Đặt ở đâu: Cây đuôi ngựa ưa ánh sáng mặt trời, vì vậy bạn có thể chúng ở gần cửa sổ.

  • Nước: Vào mùa hè, bạn không cần phải tưới nước quá thường xuyên, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn tưới thật sâu và để đất khô sau đó. Vào mùa đông, bạn nên hạn chế tưới nước cho cây.

  • Vấn đề: Chú ý đến mạng nhện giống như nhện và bọ ve. Để đối phó với chúng, hãy sử dụng một miếng vải thấm nước xà phòng và lau cây thật sạch.

8. Tỏi rừng

Cây tỏi rừng có khả năng chịu khô hạn rất tốt.
  • Đặt ở đâu: Đặt cây tỏi rừng ở nơi có thể tránh nắng mặt trời trực tiếp. Bởi ánh nắng có thể gây ra các vết cháy trên lá.

  • Nước: Cây có khả năng chịu khô hạn, nhưng hãy đảm bảo tưới nước kỹ vào mùa xuân và mùa hè, để đất khô ráo giữa các lần tưới. Vào mùa thu và mùa đông, không cần phải thường xuyên tưới nước cho cây.

  • Vấn đề: Đôi khi các đốm nâu hoặc đen có thể xuất hiện trên lá, vì vậy bạn cần phải loại bỏ chúng và sử dụng thuốc diệt nấm. Cây tỏi rừng cũng có thể  bị ảnh hưởng bởi rệp sáp, côn trùng có vảy và nhện.

9. Cây trầu bà

Cây trầu bà được nhiều gia đình lựa chọn làm cây trồng trong nhà.
  • Đặt ở đâu: Đặt cây trầu bà ở nơi đủ sáng nhưng tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, nếu không cây có thể bị cháy lá. Trầu bà cũng có thể chịu được điều kiện ánh sáng rất thấp.

  • Nước: Cây trầu bà không cần tưới thường xuyên, tuy nhiên cần đảm bảo độ ẩm nhất định cho đất.

  • Vấn đề: Trầu là cây trồng trong nhà phổ biến và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, rệp sáp đôi khi có thể là một vấn đề mà bạn cần lưu ý.

10. Thiết mộc lan

 
  • Đặt ở đâu: Bạn có thể đặt chậu cây thiết mộc lan của mình gần cửa sổ, nơi có đủ ánh sáng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

  • Nước: Trong mùa sinh trưởng, nên giữ cho đất hơi ẩm. Vào mùa đông, tưới nước ít thường xuyên hơn, đồng thời giữ cho đất khô hơn, tuy nhiên không bị khô hoàn toàn.

  • Vấn đề: Thiết mộc lan đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi bọ, nhện và một số loại côn trùng khác.

Arrowhead vine

Cây Arrowhead vine ưa đất ẩm nhưng không quá sũng nước.
  • Đặt ở đâu: Đặt cây ở những nơi có ánh sáng trung bình đến yếu. Bạn cũng có thể đưa cây ra ngoài trời, nhưng đừng để cây dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp quá lâu. 

  • Nước: Loại cây này ưa đất ẩm, nhưng không quá sũng nước. Một khi đất bắt đầu khô, bạn phải cung cấp nước ngay. Vào mùa đông, cây cần ít nước hơn, tuy nhiên không nên để đất bị khô nẻ.

  • Vấn đề: Cây ít bị sâu bệnh, nhưng nó có thể bị tấn công bởi bọ ve, nhện, rệp sáp và một số côn trùng khác.

12. Cây dây nhện

Cây dây nhện có thể phát triển trong điều kiện thiếu sáng nhưng chậm hơn.
  • Đặt ở đâu: Nên đặt chậu cây dây nhện của bạn ở nơi sáng sủa, nhưng đảm bảo không có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nó cũng có thể phát triển trong điều kiện thiếu sáng nhưng chậm hơn.

  • Nước: Cần giữ độ ẩm cho đất trồng cây. Sau khi tưới nước, hãy kiểm tra nó sau 4-5 ngày. Nếu đất khô, đã đến lúc bạn phải tưới nước lại.

  • Vấn đề: Thường thì cây dây nhện không bị sâu bệnh, nhưng đôi khi chúng có thể bị ảnh hưởng bởi nhện, vảy nâu và rệp. Vậy nhưng, chúng có thể được ngăn chặn bằng cách lưu thông không khí tốt, đủ nước và ánh sáng.

13. Cây kim tiền

Kim tiền là một trong những loại cây cảnh được yêu thích nhất hiện nay.
  • Đặt ở đâu: Cây kim tiền nên được đặt trong phòng đủ sáng, nhưng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Kim tiền cũng có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu sáng.

  • Nước: Tưới nước thật kỹ và để đất khô trước khi tưới lại. Cây vẫn phát triển bình thường khi đất bị khô hạn, nhưng nếu bạn để nó như vậy quá lâu, nó sẽ rụng lá.

  • Vấn đề: Cây kim tiền ít khi bị sâu bệnh. Bệnh chỉ có thể xuất hiện nếu bạn tưới quá nhiều nước hoặc đặt cây ở một nơi quá ẩm ướt. Cây cũng có thể bị rệp tấn công nhưng rất hiếm. Lưu ý, cây rất độc nếu bạn ăn nó.

14. Cây trầu bà lỗ

 
  • Đặt ở đâu: Cây trầu bà lỗ thích ánh sáng vừa phải. Tuy nhiên, hãy đảm bảo không đặt chúng dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.

  • Nước: Giữ cho đất hơi ẩm quanh năm, trừ mùa đông. Vào mùa đông, hãy để bề mặt khô.

  • Vấn đề: Trầu bà lá lỗ thường không sâu bệnh, nhưng chúng có thể bị nhiễm rệp, rệp sáp, vảy và bọ nhện.

15. Cây lưỡi hổ

Không chỉ giúp thanh lọc không khí, tạo điểm nhấn xanh mát, cây lưỡi hổ còn có ý nghĩa phong thủy tốt khi trồng trong nhà.
  • Đặt ở đâu: Để cây lưỡi hổ của bạn ở nơi có ánh sáng mặt trời gián tiếp. Trong điều kiện thiếu sáng, cây vẫn có thể phát triển, tuy nhiên sẽ chậm hơn một chút và lá cây không được tươi sáng.

  • Nước: Cây lưỡi hổ chịu hạn rất tốt. Vì vậy, bạn đừng tưới nhiều nước và đảm bảo đất không quá ẩm. Trong mùa hè, hãy tưới nước cho cây ngay khi đất khô, mùa đông thì không cần tưới ngay.

  • Vấn đề: Loại cây trồng trong nhà này có thể bị một số côn trùng phá hoại hoặc các vấn đề về nấm.

Lam Giang 

>> Cách nào để hồi sinh những chậu cây tưởng như “sắp chào tạm biệt thế giới”?

>> 10 loại cây thảo mộc tốt nhất để trồng trong vườn nhà

Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/09/04/bi-kip-cham-soc-15-loai-cay-trong-trong-nha

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *