Tai nạn pháo nổ nghiêm trọng vừa xảy ra ngày mùng 3 Tết khiến b.é g.ái tại TP.HCM mất bàn tay trái.
Nguyên nhân là một viên pháo đại rơi trên sân, sau khi nhà hàng xóm đốt pháo hoa
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), nạn nhân là b.é g.ái 5 t.uổi tên H.T.T, ngụ tại huyện Bình Chánh (TP.HCM).
Khai thác bệnh sử ghi nhận vào ngày mùng 3 Tết, bé T. chơi trước nhà. Nhà hàng xóm có đốt pháo hoa. Sau đó, b.é g.ái nhặt một viên pháo đại trên sân. Không may, pháo phát nổ làm bàn tay trái của em bị thương. Ngay lập tức, người nhà đưa T. đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ ghi nhận bàn tay trái của T. bị tổn thương dập nát, vùng mạn bụng trái tổn thương mô mềm. Ngoài ra, đùi phải của nạn nhân bị bỏng cháy đen khoảng 3×2cm do mảnh vỡ pháo văng vào.
Ngay lập tức, bác sĩ tiến hành cấp cứu cắt lọc vết thương vùng mạn bụng trái, đùi phải. Tuy nhiên, do bàn tay trái bị dập nát, bác sĩ không thể khâu nối và phục hồi nên được làm mỏm cụt. Quá trình điều trị, trẻ được sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh. Đến nay, bé vẫn chưa xuất viện.
Bé 5 t.uổi mất tay trái do tai nạn pháo nổ. Ảnh: BVCC.
Hiện tại, đây là trường hợp đầu tiên nhập Bệnh viện Nhi đồng TP do tai nạn pháo nổ trong dịp nghỉ Tết. Bác sĩ Tiến cảnh báo phụ huynh lưu ý tuyệt đối không cho trẻ chơi với pháo vì nguy cơ gặp tai nạn nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng. Đồng thời, phụ huynh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về pháo, vật liệu nổ.
Trước đó, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 4 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, cả nước có 507 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, nhiều hơn 134 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Lâm Đồng, ngày 11/2, một người đàn ông đã t.ử v.ong khi châm lửa đốt viên pháo bi, một loại pháo bị cấm sử dụng. Ngoài ra, các bệnh viện hiện đang điều trị cho nhiều nạn nhân bị tai nạn pháo nổ rải rác từ cận Tết đến nay.
Đốt pháo mua qua mạng, 4 trẻ ở Huế bị bỏng nặng phải nhập viện
Chiều 5/2, thông tin từ Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, Bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu 4 trường hợp bệnh nhi bị bỏng nặng do đốt pháo.
Trước đó, vào tối 4/2, Khoa Cấp cứu Bệnh viện T.Ư Huế tiếp nhận 3 bệnh nhi (từ 3 đến 14 t.uổi, cùng ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị bỏng nhiều vùng trên cơ thể do đốt thuốc pháo mua trôi nổi trên mạng xã hội.
Một bệnh nhi bị bỏng nặng do đốt pháo được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế. (Ảnh: M.T.)
Trong đó có trường hợp cháu bé 3 t.uổi có độ bỏng sâu, diện tích bỏng 16% ở vùng bàn tay, cẳng chân và mặt bị sưng phù. Sau khi được cấp cứu, các bệnh nhi được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – Cấp cứu Nhi, Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện T.Ư Huế để chăm sóc theo dõi.
Trước đó, Bệnh viện T.Ư Huế cũng tiếp nhận một bệnh nhi trú ở huyện Phú Lộc bị bỏng diện rộng vì đốt pháo không rõ nguồn gốc. Bệnh nhi này bị bỏng diện rộng vùng mặt, cẳng chân, bàn tay, bụng và ngực, chẩn đoán diện tích bỏng 12%. Vùng da tay của bệnh nhi bị cháy sâu nên bác sĩ đang có kế hoạch phẫu thuật cho bệnh nhi trong vài ngày tới.
Bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế thăm khám bệnh nhi bị bỏng do đốt pháo. (Ảnh: M.T.)
BS CKII Nguyễn Đức Hạnh, Trưởng khoa Bỏng và phẫu thuật tạo hình di chứng, Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, may mắn sau khi xảy ra sự việc, các bệnh nhi đều được chuyển đến Bệnh viện kịp thời và được cấp cứu, tích cực hồi sức nên đã qua cơn nguy kịch.
Hiện các y, bác sĩ đang chăm sóc tích cực cho các bệnh nhi. Từ những vụ việc kể trên, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm, quản lý chặt con em mình trong dịp Tết Nguyên đán, không để trẻ chơi pháo, đốt pháo, thuốc s.úng không rõ nguồn gốc nhằm tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.