Thay đổi đầu tiên của cơ thể khi bạn uống rượu trong một tuần

Trải nghiệm của một biên tập viên sức khỏe cho thấy uống rượu hằng ngày có tác động tới giấc ngủ, làn da, tiêu hóa như thế nào.

Miranda Manier là biên tập viên người Mỹ làm việc tại The Healthy thuộc tạp chí Reader’s Digest. Cô từng giành g.iải t.hưởng liên quan tới báo chí. Để đ.ánh giá tác động của rượu lên cơ thể, Miranda đã thử nghiệm uống rượu vang đỏ hằng ngày trong một tuần.

Dưới đây là chia sẻ của Miranda về tình trạng cơ thể trong tuần lễ đó:

Tôi không phải là người nghiện rượu. Nếu đi chơi với bạn bè hoặc đi xem phim với mẹ, tôi có thể uống một hoặc hai ly cocktail nhưng rượu thực sự không phải là một phần thói quen của tôi. Tôi chưa bao giờ thích uống rượu để thư giãn. Tôi quyết định sử dụng rượu mỗi ngày trong một tuần do tôi tò mò về những lợi ích cũng như những rủi ro tiềm ẩn của thức uống này.


Uống rượu trong một tuần tác động tới giấc ngủ, tiêu hóa, làn da. Ảnh: AI

Từ công việc biên tập viên y tế, tôi biết được rằng rượu vang đỏ có thể giảm cholesterol, hỗ trợ chức năng nhận thức và thậm chí giúp kéo dài t.uổi thọ hơn – nhưng những tác dụng đó không bộc lộ ngay. Vì vậy, tôi muốn tìm hiểu xem việc uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày có tác động gì rõ ràng đến cơ thể, cả mặt tốt và mặt xấu.

Giấc ngủ

Có hai xu hướng chính mà tôi nhận thấy ngay sau khi uống rượu hằng đêm. Từ từ nhấm nháp rượu vang đỏ giúp tôi thấy cơ thể thoải mái và buồn ngủ hơn một chút. Chuyên gia dinh dưỡng Katie Bressack giải thích, rượu gây ức chế thần kinh, làm hoạt động não chậm lại, do đó khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.

Tuy nhiên, thật không may, cơn buồn ngủ đó giống như ảo giác. Giấc ngủ không trọn vẹn và tôi thường thức dậy ít nhất một lần mỗi đêm.

Theo Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ, tôi không đơn độc. Khi gan chuyển hóa chậm, cồn trong rượu có thể tiếp tục lưu thông khắp cơ thể bạn. Điều đó đồng nghĩa mặc dù rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhanh chóng nhưng men gan hoạt động mạnh có thể gây gián đoạn giấc ngủ đó.

“Rượu chắc chắn không đem lại giấc ngủ ngon”, chuyên gia Bressack nhận xét. Cồn còn có thể gây ra nhiều vấn đề gây rối loạn khác trong cơ thể.


Sử dụng rượu vào ban đêm có thể khiến bạn nhanh buồn ngủ nhưng không ngon giấc. Ảnh minh họa: Hush

“Rượu là thức uống lợi tiểu nên bạn có thể phải thức dậy và đi vệ sinh vào lúc nửa đêm. Hàm lượng đường trong rượu có thể làm tăng đường huyết và bạn thức dậy với cảm giác tỉnh táo vào giữa đêm. Bạn sẽ không bao giờ có được giấc ngủ sâu mà cơ thể cần để cảm thấy được nghỉ ngơi và phục hồi vào sáng hôm sau. Các nghiên cứu cũng cho thấy uống rượu làm tăng chứng ngưng thở khi ngủ”, chuyên gia Bressack bổ sung.

Tiêu hóa

Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra mình không thực sự thèm bất cứ thứ gì ngoài ly rượu vang đỏ sau 18h. Chuyên gia Bressack giải thích: “Một ly rượu vang đỏ có thể khiến bạn cảm thấy no, đặc biệt khi uống vào đầu buổi tối. Tuy nhiên, điều này cũng tùy thuộc vào mỗi người. Một số người chia sẻ rằng rượu kích thích sự thèm ăn của họ, trong khi những người khác lại giảm cảm giác đó”.

Latoya Julce, đồng Chủ tịch Hội đồng Đ.ánh giá Y tế của The Healthy, lưu ý rằng hàm lượng calo trong rượu vang đỏ có thể góp phần tạo nên cảm giác no. Một ly rượu vang đỏ tương đương 120 calo.

Tuy nhiên, bất kể có tác động đến sự thèm ăn hay không, uống rượu mỗi ngày có thể sẽ không tốt cho nhu động ruột của bạn. Một số người bị tiêu chảy, những người khác lại bị táo bón.

Làn da

Nếu bạn sắp tham dự một sự kiện hoặc phải thuyết trình tại nơi làm việc, bạn nên cân nhắc việc uống rượu. Trong tuần uống rượu đều đặn, tôi nhận thấy mụn nổi trên trán. Chuyên gia Bressack lý giải, có thể do đường trong rượu vang ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Vị chuyên gia khuyên: “Có lẽ nên bổ sung men vi sinh và các thực phẩm lên men khác để hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột”.

Bác sĩ tim mạch chỉ ra loại rượu gây hại cho huyết áp nhất

Rượu pha với soda, cocktail, rượu có hàm lượng cồn cao dễ làm trầm trọng thêm tình trạng cao huyết áp.

Huyết áp cao là bất ổn sức khỏe tiềm ẩn mà 1,3 tỷ người trên thế giới phải đối mặt, gây ra 10 triệu ca t.ử v.ong. Ở Mỹ, gần 120 triệu người trưởng thành chiến đấu với “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” này, nhưng điều đáng báo động là chỉ có 1/4 kiểm soát tốt bệnh.

Một yếu tố nguy cơ lớn ảnh hưởng đến huyết áp là đồ uống có cồn. Nếu bạn thích uống bia lạnh sau giờ làm việc hoặc một ly rượu vang trước khi đi ngủ, thói quen đó có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng không lường trước được đối với sức khỏe tim mạch.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) phân loại huyết áp cao giai đoạn 1 có chỉ số tâm thu từ 130-139 mmHg hoặc chỉ số tâm trương từ 80-89 mmHg. Nếu chỉ số tâm thu vượt quá 140 mmHg hoặc chỉ số tâm trương hơn 90 mmHg, bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 2.


Uống các loại rượu mạnh, rượu pha dễ gây hại cho huyết áp hơn. Ảnh minh họa: Delish

Nghiên cứu năm 2023 công bố trên tạp chí Hypertension của AHA, cho thấy tiêu thụ trung bình 12g cồn/ngày có thể làm tăng huyết áp tâm thu thêm 1,25 mmHg. Mức tăng này có thể lên tới 4,9 mmHg khi tiêu thụ 48g cồn mỗi ngày, đặc biệt ở nam giới.

Một đơn vị cồn là 10g cồn tương đương một cốc bia hơi 330ml (4%); một ly rượu vang 100ml (13,5%); một ly nhỏ rượu mạnh 40ml (30%).

Tiến sĩ Steven Nissen, bác sĩ tim mạch của Phòng khám Cleveland (Mỹ), chỉ ra tăng huyết áp ở mọi mức độ đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tiến sĩ Nissen bày tỏ: “Tôi thực sự nghĩ chúng ta cần truyền đạt rõ ràng với công chúng rằng rượu không có lợi”.

Tiến sĩ Samuel Mathis, Khoa Y học gia đình tại Đại học Texas, giải thích rượu làm tăng renin – loại protein làm co động mạch – và giảm NO2, hợp chất giúp thư giãn động mạch, từ đó dẫn tới tăng huyết áp.

Theo The Healthy, Tiến sĩ Mathis cũng xác định một số loại đồ uống có cồn nhất định gây rắc rối nhiều hơn cho những người bị huyết áp cao. Đồ uống thêm đường, chẳng hạn như pha với soda, cocktail, rượu có hàm lượng cồn cao dễ làm trầm trọng thêm tác dụng tăng huyết áp của rượu. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng lượng rượu tiêu thụ có ảnh hưởng lớn hơn loại đồ uống.

Francisco Lopez-Jimenez, bác sĩ tim mạch tại phòng khám Mayo, bổ sung uống nhiều hơn 3 ly rượu cùng lúc có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Đáng lo ngại hơn, thường xuyên say rượu – 4 ly trở lên trong vòng hai giờ đối với phụ nữ và 5 ly trở lên đối với nam giới – có thể dẫn đến tăng huyết áp lâu dài.

Vị chuyên gia thông tin những người nghiện rượu nặng sẽ thấy sức khỏe được cải thiện đáng kể bằng cách giảm lượng rượu uống vào ở mức vừa phải. Sự thay đổi như vậy có thể làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 5,5 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 4 mmHg.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *