Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn bánh chưng mỗi ngày?

Một chiếc bánh chưng trên thị trường nặng khoảng 750g với tổng lượng 2.000 kcal. Với vị mặn ngọt và béo hoà quyện, nhiều người có thể ăn loại bánh này suốt những ngày Tết.

Ngày Tết, nhà nào cũng có bánh chưng đãi khách. Tôi cũng khá thích loại bánh này nhưng lo ngại việc ăn liên tục có thể không tốt cho đường huyết. Mong được bác sĩ tư vấn! (Thuỳ Dương, 50 t.uổi, Đồng Nai).

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3, trả lời:

Bánh chưng là món ăn truyền thống trong dịp Tết cổ truyền người Việt, được làm từ nếp, đậu xanh, thịt lợn ba chỉ, tiêu, muối, đường,…

Bánh chưng có các vị mặn – ngọt – béo hòa quyện làm cho người ăn không rời đũa được. Không ít người có thể ăn bánh chưng cả ngày hay trong suốt dịp Tết. Tuy nhiên, để biết rõ về dinh dưỡng 1 chiếc bánh chưng, chúng ta sẽ phân tích 100g lượng calo như sau:

– Mỗi 100g gạo nếp có 344 kcal: chứa 1,7g protein; 0,8g chất xơ; 18g carbohydrate; 4,8cmg selenium; 0,16g chất béo,…

– Mỗi 100g đậu xanh có tổng 105 kcal: chứa 7,02g protein; 0,38g chất béo; 19,15g carbohydrate; 7,6g chất xơ; 27mg canxi, 1,4mg sắt; 48mg magie; 99mg photpho; 266mg kali; 2mg natri…

– Mỗi 100g thịt lợn ba chỉ có tổng 260 kcal: chứa 27g protein; 80mg cholesterol. Ngoài ra, bánh chưng còn kèm theo các gia vị như muối, đường, hạt tiêu.


Bánh chưng – món ăn quen thuộc ngày Tết. Ảnh: Ly Nguyễn.

Một chiếc bánh chưng trên thị trường có trọng lượng khoảng 750g, tổng lượng calo khoảng 2.000 kcal. Với người bình thường có cân nặng trung bình 50kg, lượng calo trung bình là khoảng 1.750kcal/ngày (đường, đạm, chất béo, chất xơ, chất khoáng khác).

Như vậy, chúng ta có thể thấy, việc ăn bánh chưng liên tục sẽ dẫn đến sẽ thừa lượng calo cần thiết cho cơ thể. Lâu ngày, có thể gây ra thừa cân béo phì, ảnh hưởng đến tim mạch, đường huyết, lipid, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Cần lưu ý thêm, những đối tượng nên hạn chế ăn bánh chưng là người mắc các bệnh như: đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu, bệnh lý tim mạch khác, người thừa cân – béo phì, bệnh dạ dày – tá tràng, bệnh về da hay mụn nhọt,…

Món quen thuộc ngày Tết nhưng không nên ăn quá nhiều

Lạp xưởng là món ăn hấp dẫn ngày Tết, có hương vị khác nhau ở mỗi vùng miền. Tuy nhiên, món ăn này lại có thể gây hại nếu tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ cơ 3, nguyên liệu chính để làm nên món lạp xưởng là thịt lợn, lòng non, muối và gia vị. Thịt được thái nhỏ, băm hạt lựu và ướp với các loại gia vị. Lạp xưởng sau khi được nhồi chặt thịt và mỡ đã tẩm ướp sẽ phơi dưới nắng gió ngoài trời trong khoảng 3-4 ngày hoặc đem hong trên gác bếp.

Thời xưa, chỉ đến tháng Chạp Âm lịch người ta mới làm thịt heo đón xuân. Lạp xưởng là một cách trữ thịt để ăn dần, bảo quản được lâu, giúp mâm cỗ Tết thêm phần đậm đà.

Mặc dù là món ngon phổ biến ở nhiều miền nhưng lạp xưởng có thể ảnh hưởng sức khỏe nếu dùng một lượng lớn trong thời gian dài.

Bác sĩ Nhi phân tích, trong quá trình bảo quản lạp xưởng, một lượng lớn muối thường được thêm vào nên ăn quá nhiều sẽ gây dư thừa ion natri trong cơ thể, dễ dẫn đến tình trạng giữ nước và natri. Việc này có thể khiến bệnh tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn.


Lạp xưởng là một cách trữ thịt để ăn dần ở nhiều vùng miền. Ảnh minh hoạ: Pixabay.

Nếu hàm lượng muối trong lạp xưởng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép, tiêu thụ lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, sỏi mật, gan nhiễm mỡ. Đồng thời, gây hại cho niêm mạc dạ dày và tiêu hóa đường ruột, dẫn tới viêm dạ dày ruột mạn tính, loét dạ dày và các bệnh khác.

Bên cạnh đó, lạp xưởng chứa hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của các bệnh tim mạch hiện có, cản trở việc xây dựng lối sống lành mạnh.

Trong quá trình sản xuất lạp xưởng, người ta có thể cho thêm nhiều gia vị như ớt, muối, chất bảo quản, chất tạo màu… có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

Ngoài ra, quá trình chế biến như hun khói có thể sản sinh ra các chất có hại như hợp chất benzopyrene và hợp chất N-nitroso (nitrosamine, nitrosamide). Bác sĩ Nhi cho rằng nếu thỉnh thoảng mới ăn lạp xưởng thì không phải vấn đề, nhưng khi tiêu thụ với lượng lớn trong thời gian dài, người ăn có thể đối mặt với nguy cơ ung thư vòm họng, thực quản, gan, đường tiêu hóa,…

Tuy nhiên, sự khởi phát và nguyên nhân của bệnh ung thư rất phức tạp, ngoài tác nhân như chất gây ung thư thì đột biến gene cũng rất quan trọng.

Bác sĩ cũng lưu ý lạp xưởng được coi là một dạng thực phẩm giống kiểu thịt sống muối nên cần làm nóng trước khi ăn, nấu chín để đảm bảo an toàn. Tiêu thụ lạp xưởng nên được kiểm soát vừa phải trong chế độ ăn.

Một số nhóm người cần lưu ý khi tiêu thụ món ăn này:

– Tiêu thụ lượng lớn trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như tăng lipid m.áu, khó tiêu, nóng trong và ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, mạch m.áu não.

– Người bệnh bị tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, gan nhiễm mỡ và suy giảm chức năng thận nên hạn chế.

– Người già và t.rẻ e.m nên ăn ít lạp xưởng; phụ nữ có thai cố gắng tránh ăn do món này chứa nhiều muối, và mỡ xấu.

– Những người mắc bệnh đường ruột hoặc tuyến tụy nên ăn ít lạp xưởng vì hàm lượng chất béo cao có thể làm các triệu chứng đường tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.

– Người có cha mẹ, anh chị em trong nhà mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực quản hoặc có họ hàng trong đời thứ nhất có khối u đường tiêu hóa cũng không nên ăn nhiều lạp xưởng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *