Trong kỳ nghỉ Tết, khi công việc dồn dập, chi tiêu quá nhiều hay bất đồng ý kiến với người thân về lịch trình nghỉ lễ…
có thể gây ra căng thẳng, stress. Trong những tình huống này, bạn cần làm gì để đ.ánh bại căng thẳng nhanh chóng?
Có nhiều biện pháp để giải tỏa căng thẳng, stress nhưng trong kỳ nghỉ Tết, bạn khó có thể áp dụng các biện pháp thông thường. Nên thực hiện một số biện pháp giải tỏa tâm trạng nhanh chóng dưới đây để đón Tết an vui.
Hít thở giảm căng thẳng
Hít thở chậm và sâu là một cách nhẹ nhàng nhưng nhanh chóng để giảm mức độ lo lắng bằng cách hạ huyết áp và nhịp tim. Một kiểu thở nên thử: Thở luân phiên bằng mũi.
Cách thực hiện: Ngồi thoải mái, nhắm mắt lại, đặt ngón tay cái bên phải lên lỗ mũi bên phải và hít vào bằng lỗ mũi trái; sau đó thả ngón cái ra, đặt ngón đeo nhẫn lên lỗ mũi trái và thở ra bằng lỗ mũi phải.
Không di chuyển ngón tay, hít vào bằng lỗ mũi phải, dùng ngón tay cái bịt lại, thở ra bên trái, hít vào bên trái, đóng lỗ mũi đó, thở ra bên phải…
Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu với 11 hiệp lúc đầu.
Nghe nhạc
Bất kể bài hát là gì, đôi khi việc hát lời bài hát theo một giai điệu yêu thích giúp giải tỏa tâm trạng.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychoneuroendocrinology cho thấy nghe nhạc thư giãn giúp giảm mức cortisol (hormone gây căng thẳng) ở sinh viên đại học trong kỳ thi và họ cũng tự nhận thấy bớt căng thẳng hơn.
Đi bộ nhanh
Khi bạn cảm thấy choáng ngợp hoặc tâm trạng bức bối, hãy đi dạo nhanh quanh khu nhà khoảng 10 phút cũng có thể làm giảm mức độ lo lắng. Nguyên nhân do tập thể dục làm tăng các chất hóa học thần kinh điều chỉnh tâm trạng. Các chất hóa học này bao gồm serotonin, giúp tạo ra cảm giác bình tĩnh và dopamine, tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.
Kết hợp việc đi bộ với nghe bản nhạc bạn yêu thích hoặc trò chuyện qua điện thoại với bạn bè để được tiếp thêm động lực. Giao tiếp xã hội cũng là một hoạt động mang lại cảm giác dễ chịu.
Đi bộ nhanh giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, stress.
Đếm ngược
Khi gặp sự cố khiến bạn căng thẳng trong kỳ nghỉ, hãy thử đếm chậm đến 10 rồi quay lại để bình tĩnh hơn. Khi thực hiện việc làm này, tâm trí của bạn sẽ tập trung vào thứ tự số đếm mà sao nhãng nguyên nhân gây căng thẳng.
Nhắm mắt lại
Hãy nhanh chóng thoát khỏi một văn phòng bận rộn hoặc một gia đình hỗn loạn bằng cách hạ mi mắt xuống. Đó là một cách dễ dàng để lấy lại bình tĩnh và tập trung.
Thực hiện thư giãn cơ cấp tiến
Đây là một kỹ thuật lâu đời cho phép giải phóng cảm giác căng thẳng về tinh thần bằng cách căng và thư giãn cơ bắp. Theo Bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ, điều này có thể làm giảm huyết áp, làm chậm nhịp tim và làm cho những hormone gây căng thẳng trở nên kém hoạt động hơn.
Phương pháp thư giãn cơ cấp tiến được thực hiện theo cách giãn cơ từ ngón chân lên đến cổ và đầu. Nằm xuống hoặc ngồi ở nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại và căng các cơ ở ngón chân và bàn chân trong năm giây rồi thả ra. Chuyển sang bắp chân – siết chặt các cơ, giữ nguyên rồi thả ra. Tiếp tục đi lên cơ thể cho đến khi chạm đến cổ, hàm, trán.
Thư giãn cơ cấp tiến có thể thực hiện ở tư thế nằm hoặc ngồi.
Tập yoga và thiền
Khi căng thẳng, stress, bạn nên thử động tác gác chân lên tường để giãn cơ, tạo sự an tâm và bình an trong tâm trí.
Trong những trường hợp căng thẳng này, bạn cũng có thể thực hiện thiền định để giữ tâm bình yên và sự tập trung trở lại. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ vị trí nào yên tĩnh trong hoặc ngoài nhà để thực hiện thiền.
Ăn sô-cô-la hoặc nhai kẹo cao su
Chỉ cần một hình vuông (khoảng 40g) đồ ngọt có thể làm dịu thần kinh. Sô cô la đen điều chỉnh mức độ hormone căng thẳng cortisol và ổn định quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, có một số bằng chứng cho thấy khi nhai kẹo cao su có thể làm giảm căng thẳng (điều này liên quan đến các tế bào thần kinh ở nhiều phần khác nhau của não).
Tuy nhiên, bạn nên chú ý lựa chọn loại kẹo cao su không có đường để tránh hậu quả có thể xảy ra như sâu răng hay thừa cân…
Ăn socola có thể giúp giảm căng thẳng, stress nhanh chóng.
Nhỏ nước lạnh lên cổ tay
Khi căng thẳng ập đến, hãy đi vào phòng tắm và nhỏ một ít nước lạnh lên cổ tay và sau dái tai. Hai vị trí này có những động mạch chính ngay bên dưới da, vì vậy việc làm mát những khu vực này có thể giúp làm dịu toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể nhúng mặt vào bát nước đá lạnh trong 15 đến 20 giây. Có một số bằng chứng cho thấy việc ngâm mặt trong nước lạnh sẽ kích thích hệ thống thư giãn của cơ thể để chống lại phản ứng căng thẳng. Bạn cũng có thể tắm mát, chườm đá lên mặt để làm mát và thư giãn.
Uống mật ong
Ngoài vai trò là chất dưỡng ẩm và kháng sinh tự nhiên cho da, mật ong còn cung cấp các hợp chất làm giảm viêm trong não, có tác dụng hỗ trợ chống trầm cảm và lo lắng.
Bị đau nhói trong đầu là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Đau đầu có nhiều dạng và nhiều nguyên nhân gây ra nhưng một số người thi thoảng thấy đau nhói ở đầu thì rất lo lắng vì không biết nguyên nhân tại sao và bệnh có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây đau nhói đầu
Đau nhói ở đầu là một trong các tình trạng đau đầu thường gặp hiện nay. Biểu hiện này thường gặp ở người trưởng thành, diễn ra thường xuyên và khó xác định nguyên nhân bệnh.
Tùy vào bệnh lý mà cơn đau đầu xuất phát bởi các nguyên nhân khác nhau. Có thể xuất phát từ căng thẳng trong công việc, thay đổi thời tiết hay bất thường trong dẫn truyền m.áu não.
– Do yếu tố tâm lý: căng thẳng, stress từ công việc hoặc các vấn đề cá nhân. Tâm lý bất ổn, rơi vào trạng thái thiếu tập trung, mệt mỏi hay tình trạng thay đổi nội tiết là vấn đề thường gặp của đau nhói đầu.
– Do tác động môi trường và chế độ sinh hoạt: Thay đổi môi trường sống, thay đổi thời tiết, chế độ sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên mất ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
Đau nhói đầu có thể do nhiều nguyên nhân
– Do các chấn thương: Các chấn thương do va chạm trước đó cũng có thể gây tổn hại đến các mô, cơ, dây thần kinh ở đầu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị triệt để sau chấn thương cũng mang đến biến chứng gây đau nhói đầu.
– Do các bệnh lý thần kinh, mạch m.áu não: Bên cạnh các nguyên nhân có tác động từ bên ngoài thì một số bệnh lý về tim mạch, thần kinh cũng có thể gây nên chứng đau nhói đầu. Hoặc xuất phát từ các tình trạng thiếu m.áu não, bất thường trong dẫn truyền m.áu.
Biểu hiện của cơn đau cảnh báo nguy hiểm
Tình trạng đau nhói vùng đầu ở mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau, với nhiều nguyên nhân từ các tác động trong sinh hoạt hằng ngày hoặc bệnh lý. Được biểu hiện như:
Đau một bên đầu
Đau đầu kéo dài, theo từng cơn
Đau nhói theo cơn, có cảm giác dây thần kinh giật giật dưới da
Đau nhức khi nhai nuốt thức ăn
Đau vùng thái dương lan rộng mang tai ra sau gáy
Cơn đau xuất hiện thường xuyên liên tục trong nhiều ngày
Khi xuất hiện cơn đau đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường cần đến bác sĩ để được thăm khám.
Các biểu hiện của bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, giảm hiệu quả làm việc do thiếu tập trung.
Bệnh có nguy hiểm?
Với những cơn đau nhói đầu, dữ dội từng cơn, cơn đau kéo dài trong vài phút hoặc đau âm ỉ có thể là bệnh lý nguy hiểm ở não. Tình trạng có thể đến từ các nguyên nhân như phình vỡ động mạch, dị dạng mạch m.áu não hoặc chèn ép bởi các khối u não. Ngoài ra, thiếu m.áu não cũng có thể gây nên đau nhói đầu kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thăng bằng, loạng choạng dễ té ngã.
Các cơn đau đầu có thể đến từ u não hay các biến chứng mạch m.áu não. Các tình huống trên đều là các bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và xử trí kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng. Nếu gặp các cơn đau dữ dội, không kiểm soát, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Lời khuyên của bác sĩ
Khi có triệu chứng bệnh có thể uống thuốc giảm đau thông thường, tuy nhiên nếu không đỡ hoặc thường xuyên mắc thì người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán sớm.
Để xác định, bác sĩ có thể yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như MRI, CT để tầm soát bệnh.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị theo mách bảo để tránh chữa sai bệnh gây nên các hệ lụy không đáng có.
Tóm lại: Đau đầu là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài việc xác định cụ thể bệnh lý bởi bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần thực hiện điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày để phòng và điều trị giảm bớt bệnh.
Trong đó chú ý cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giờ, đúng giấc, hạn chế thức khuya. Để tinh thần thư giãn, thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Chế độ dinh dưỡng hợp lý với việc tăng cường rau củ quả, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước 2 lít/ngày. Hạn chế các loại thực phẩm và thức uống như đồ cay nóng, rượu bia, các chất caffeine. Không hút t.huốc l.á.