Hôn mê sâu do pha nước dừa, gừng, sả…để phòng ngừa Covid-19

Một người dân ở Hậu Giang phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê do tự pha nước dừa, đường phèn, gừng, sả và nhiều lá thuốc không rõ loại uống để phòng ngừa Covid-19.

Bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu do uống “thuốc” ngừa Covid-19 bằng gừng, sả, cây, cỏ…

Ngày 22/9, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, bệnh nhân tên N.T.L.T (53 t.uổi, địa chỉ tại TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) được người nhà đưa đến bệnh viện ngày 14/9 trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, da nổi bông, huyết áp tụt thấp.

Qua thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, ê kíp bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp n.hiễm t.rùng, nhiễm độc từ đường tiêu hóa, biến chứng suy đa cơ quan, tiên lượng rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao.

Người bệnh được khẩn trương đặt nội khí quản cấp cứu và chuyển Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (ICU) điều trị. Bệnh thở máy, dùng vận mạch, kháng sinh và lọc m.áu liên tục.

Rất may là sau 24 giờ lọc m.áu, huyết động của bệnh nhân bắt đầu ổn định dần, giảm dần liều các thuốc trợ tim, vận mạch. Qua 48 giờ lọc m.áu, các chỉ số xét nghiệm tốt lên, triệu chứng lâm sàng người bệnh cải thiện rõ rệt, ngưng được vận mạch. Sau 72 giờ người bệnh tỉnh táo, cai được máy thở thành công và được rút ống nội khí quản.

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện, chị T được người quen chia sẻ bài thuốc dân gian “ngừa Covid-19″ gồm hỗn hợp chưng cất các nguyên liệu như nước dừa, đường phèn, gừng, sả và nhiều lá thuốc không rõ loại.

Sau khi uống xong, người bệnh có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy nhiều lần. Người bệnh được đưa đến cơ sở y tế địa phương điều trị, tại đây triệu chứng khó thở tăng dần, tri giác lơ mơ, thân nhân lo lắng nên xin chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.

Bác sĩ Đỗ Văn Phẩm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực & Chống độc cho biết, hiện tại trên thế giới chưa có nghiên cứu nào cho thấy các loại thuốc dân gian này có khả năng ức chế virus, nhất là SARS-CoV-2. Nguy hiểm hơn, khi các bài thuốc dân gian trên lưu truyền rộng, chúng có thể khiến mọi người nhầm lẫn có công hiệu phòng ngừa Covid-19, nên không áp dụng hoặc lơ là các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

Bác sĩ Phẩm khuyến cáo, qua trường hợp nêu trên, mong mọi người dân không tự ý dùng thuốc dân gian để ngừa Covid-19 vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình.

“Mong bà con hãy chống dịch một cách khoa học, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua và áp dụng bất kỳ bài thuốc, loại thuốc nào để phòng và điều trị bệnh khi chưa được Bộ Y tế xác nhận”, bác sĩ Phẩm nhấn mạnh.

Nước dừa, đường phèn, gừng có trị Covid-19?

Nước dừa, đường phèn, gừng cung cấp khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể nhưng chưa có bằng chứng cho thấy tác dụng với nCoV, theo chuyên gia.

Nhiều người cho rằng chưng nước dừa tươi với gừng và đường phèn giúp người bệnh Covid-19 hồi phục. Theo tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM – Cơ sở 3, hiện chưa có nghiên cứu cũng như bằng chứng nào cho thấy từng loại riêng lẻ hay sự phối hợp của ba nguyên liệu này sẽ cho một tác dụng đặc hiệu nào đó đối với nCoV.

Dừa ở dạng tự nhiên là một loại đồ uống giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa nhiều cytokinin là một nhóm thuộc về hormone thực vật, bao gồm kinetin, trans-zeatin, dihydrozeatin, các gibberellins… Những chất này có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư và chống đông m.áu.

“Các vi chất dinh dưỡng khác trong nước dừa như kali, natri, canxi, magne, selen, đồng, kẽm,… cho thấy đây là một thức uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải của cơ thể bị mất đi khi bài tiết qua mồ hôi cũng như duy trì một số chức năng khác”, dược sĩ Triết chia sẻ.

Nước dừa còn chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C… Đây là các chất đóng vai trò quan trọng vào quá trình xúc tác một số phản ứng hóa sinh, góp phần duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

Nước dừa có thể xem là một vị thuốc có tác dụng hạ cholesterol, trị sỏi thận, kích thích miễn dịch, kích thích sinh sản, bù nước trong trường hợp tiêu chảy hay luyện tập thể thao. Thường xuyên uống nước dừa cũng có hiệu quả trong kiểm soát tăng huyết áp, phòng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim

Hiện rất ít tác dụng phụ của nước dừa được ghi nhận. Tuy nhiên do là thức uống rất giàu kali nên những người tiểu đường hay suy thận, đang uống các thuốc giữ kali tránh uống quá nhiều vì có thể gây tình trạng tăng kali huyết. Nước dừa rất ít natri nên những người mắc bệnh xơ nang (bệnh di truyền gây tăng tiết mồ hôi, chất nhầy) không nên sử dụng như một phương pháp để tăng lượng natri huyết.

Dược sĩ Triết lưu ý người huyết áp thấp hoặc trước khi phẫu thuật ít nhất hai tuần cũng không nên uống nước dừa vì có thể ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Uống một lượng lớn nước dừa có thể gây đầy bụng, khó chịu ở dạ dày.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ t.uổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Tuy nhiên, dựa vào giá trị dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên có thể uống 1-2 cốc nước dừa (khoảng 240 ml) mỗi ngày đối với một người trưởng thành khỏe mạnh. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải cần thận trọng và cần hỏi ý kiến của chuyên gia.

Gừng là gia vị có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Mùi và hương vị đặc trưng của gừng là do hỗn hợp của chất nhựa cay (chủ yếu là zingerone, shogaol và gingerol) cùng các thành phần dễ bay hơi trong tinh dầu (chủ yếu là zingiberene, curcumene, zingiberenol, geraniol) chiếm 1-3% trọng lượng của gừng tươi. Gừng được sử dụng như một dược liệu làm thuốc với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư…. Ngoài ra, gừng còn góp phần điều hòa hệ miễn dịch.

Theo Y học cổ truyền, gừng là một dược liệu quý có tác dụng làm ấm, chữa cảm lạnh, giảm đau, chống nôn, kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do hàn. “Gừng cũng có một số tác dụng phụ được ghi nhận, sử dụng từ 6 g gừng trở lên một ngày có thể gây tiêu chảy nhẹ, nóng ngực, khó chịu ở dạ dày, bụi gừng cũng có thể gây dị ứng nếu hít phải. Ngoài ra gừng cũng có thể tương tác với thuốc chống đông như warfarin nếu sử dụng liều cao”, dược sĩ Triết lưu ý

Đường phèn được điều chế và kết tinh từ đường mía, thành phần chính là saccarose. Đường phèn thường được dùng để nấu chè, chế biến món ăn cũng như sử dụng trong một số bài thuốc dân gian chữa ho, viêm họng, bổ dưỡng. Tuy nhiên, thành phần chính của nó cũng giống với đường tinh luyện thông thường nên có thể ra một số vấn đề về sức khỏe như nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch và các bệnh về răng miệng.

Theo dược sĩ Nguyễn Thành Triết, từ phân tích trên, cho thấy có thể sử dụng bài thuốc phối hợp giữa nước dừa, gừng và đường phèn như một thức uống có tác dụng bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch nói chung như các loại nước uống dinh dưỡng khác một cách hợp lý. Cần chú ý đến liều lượng, các trường hợp cần thận trọng…

“Điều cần thiết là thực hiện một lối sống lành mạnh, cân bằng và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch để giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ bản thân trước đại dịch”, dược sĩ Triết khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *