Năm 2022, đại dịch sẽ kết thúc?

Theo các chuyên gia y tế, đại dịch khó có thể kết thúc vào 6 tháng tới. Vậy đến thời điểm nào, thế giới có thể “coi như” đại dịch đã kết thúc?

Theo Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Văn phòng Môi trường, Biến đổi khí hậu và Sức khỏe của WHO, tiêm chủng vaccine vẫn là yếu tố tiên quyết giúp thế giới kiểm soát đại dịch COVID-19. Đợt bùng phát COVID-19 hiện tại có thể được kiểm soát khi phần lớn dân số toàn cầu, khoảng 90-95%, đạt miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc từng nhiễm bệnh.

Tiến sĩ Maria Neira khẳng định, hai năm là khoảng thời gian đặt ra để kiểm soát đại dịch, tức vào khoảng tháng 3/2022, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019, đây được coi là một dấu mốc hợp lý.

Bên cạnh đó, Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota ở Minneapolis đ.ánh giá, nếu thế giới bắt đầu tiêm chủng với tốc độ như hiện nay, chúng ta thậm chí có thể thoát đại dịch sớm hơn.

Jagpreet Chhatwal, nhà khoa học tại Viện Đ.ánh giá Công nghệ thuộc bệnh viện đa khoa Massachusetts cho biết, nếu chúng ta có thể giảm số ca t.ử v.ong xuống một mức nào đó và trở lại cuộc sống bình thường, thì có thể coi như đại dịch đã kết thúc.

Chuyên gia Osterholm chỉ ra, các nước đạt tỷ lệ tiêm chủng lớn như Mỹ, Canada và nhiều quốc gia châu Âu có thể đã đạt được miễn dịch cộng đồng nếu họ chỉ đối mặt với virus SARS-CoV-2 chủng gốc.

Nhưng việc chậm trễ trong triển khai tiêm vaccine diện rộng, cho tất cả người dân trên toàn thế giới, đã kéo theo hàng loạt biến chủng mới xuất hiện, trong đó có biến thể Delta đã ngăn cản miễn dịch cộng đồng ở các quốc gia này, họ lại phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh kéo dài.

Trước đó, theo Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, nếu các quốc gia đảm bảo vaccine phòng COVID-19 được phân phối công bằng cho các nước nghèo hơn, thực hiện giãn cách xã hội và tài trợ đầy đủ cho các bệnh viện, thì đại dịch có thể sẽ kết thúc sớm.

Hiện nay, Mỹ và một vài quốc gia vẫn đang tăng cường nguồn viện trợ vaccine COVID-19 cho các nước nghèo, kém phát triển thông qua cơ chế COVAX. Ngoài ra, giới khoa học toàn cầu đang nhanh chóng triển khai phê duyệt đầy đủ các loại vaccine, thay vì cho phép sử dụng khẩn cấp, xem xét tiêm chủng cho trẻ v.ị t.hành n.iên và t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi, cũng như thúc đẩy nghiên cứu các loại thuốc chữa COVID-19.

Theo thống kê của Our World in Data, khoảng 5,76 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn cầu, với 42,3% dân số thế giới được tiêm ít nhất một liều. Điều đó có nghĩa là gần 4 tỷ người trên toàn cầu vẫn chưa được tiêm bất cứ liều vaccine nào. Trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở các nước giàu đều trên 60%, nhưng tỷ lệ người dân ở nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một mũi còn chưa đạt 1,9%.

Trung Quốc kêu gọi hợp tác toàn cầu phát triển vaccine ngừa COVID-19

Ngày 21/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi hợp tác toàn cầu trong phát triển vaccine ngừa COVID-19 và hối thúc cộng đồng quốc tế cùng phản đối việc chính trị hóa vấn đề này.


Sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại nhà máy của Tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Đề nghị trên được Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đưa ra trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Mukhtar Tleuberdi, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Shah Mahmood Qureshi và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba.

Trao đổi với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Mukhtar Tleuberdi, ông Vương Nghị kêu gọi hai bên điều chỉnh kế hoạch hợp tác, tăng cường phối hợp nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư, nâng cấp mức độ kết nối, thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu, phát triển và mua vaccine.

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pakistan Qureshi, ông Vương Nghị cho biết Chính phủ Trung Quốc đã quyết định viện trợ vaccine cho Pakistan và sẽ có những hành động cụ thể để thúc đẩy hợp tác về vaccine với các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Trong khi đó, đối thoại với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh đảm bảo hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, đồng thời phản đối việc chính trị hóa đại dịch và vaccine COVID-19.

* Ngày 22/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết giới chức Trung Quốc nhất trí sẽ bàn giao cho nước này lô vaccine ngừa COVID-19 thứ hai do công ty Sinovac sản xuất. Dự kiến, lô hàng gồm 10 triệu liều vaccine CoronaVac sẽ được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần này.

Chia sẻ với báo giới, Tổng thống Erdogan cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận lô vaccine CoronaVac đầu tiên gồm 3 triệu liều và đến nay đã tiêm chủng cho gần 1,2 triệu người, chủ yếu là nhân viên y tế và người cao t.uổi.

Tính từ tháng 3/2020 tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận trên 2,4 triệu ca mắc COVID-19 và 24.600 ca t.ử v.ong. Chính phủ nước này cho biết việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng là nhờ đã chuẩn bị cho việc phân phối vaccine từ sớm và có hệ thống cơ sở y tế hiện đại.

* Kể từ ngày 27/1 tới, Singapore bắt đầu thí điểm chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao t.uổi tại hai khu vực Ang Mo Kio và Tanjong Pagar, nơi có số lượng lớn người cao t.uổi cư trú.

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, mục đích của chương trình thí điểm này là nhằm hoàn thiện tất cả các quy trình hoạt động trước khi mở rộng quy mô toàn quốc. Việc tiêm chủng sẽ dần dần được mở rộng cho người cao t.uổi trên toàn Singapore từ giữa tháng 2/2021.

Số liệu của Ủy ban Liên bộ phòng chống dịch COVID-19 (MTF) của Singapore cho thấy, tính đến ngày 22/1, trên 60.000 người ở Singapore đã được tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên, gồm nhân viên làm việc trong các cơ sở y tế, viện dưỡng lão, những người làm việc tuyến đầu và trong các dịch vụ thiết yếu, cũng như người cao t.uổi trong viện dưỡng lão.

Ngoài ra, 39 nhân viên tại Trung tâm Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (NCID) đã được tiêm mũi vaccine thứ hai, hoàn thành chế độ tiêm chủng đầy đủ và trong thời gian hai tuần tới, khả năng miễn nhiễm với COVID-19 của những người này sẽ được tăng cường. Dù có sự chậm trễ trong việc tiếp nhận các lô vaccine Pfizer/BioNTech tiếp theo, nhưng MTF khẳng định sẽ có đủ vaccine cho tất cả người dân Singapore và cư dân sinh sống lâu dài tại Singapore vào quý III/2021.

Singapore bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhân viên y tế từ ngày 30/12/2020, trở thành quốc gia châu Á đầu tiên triển khai chương trình tiêm chủng chế phẩm này.

* Ngày 22/1, Bộ Y tế Israel cho biết, trong những ngày tới, nước này sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm đối tượng là học sinh phổ thông trung học trên 16 t.uổi. Theo đó, hơn 300.000 học sinh sẽ được tiêm chủng.

Trước đó, ngày 10/1, Israel thông báo triển khai chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho tất cả giáo viên và nhân viên ngành giáo dục. Theo Bộ Giáo dục Israel, tính đến nay, hơn 50% trong số 203.000 nhân viên ngành giáo dục của nước này đã được tiêm vaccine.

Chiến dịch tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 ở Israel bắt đầu từ ngày 20/12/2020, ưu tiên nhân viên y tế, người trên 65 t.uổi và bệnh nhân tim mạch. Tuy nhiên, hiện nước này đã mở rộng tiêm vaccine sang nhóm trên 40 t.uổi. Tính đến thời điểm này, Israel đã tiêm chủng cho 2,44 triệu người, tương đương 26,2% dân số.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *